Quốc tế

Bức ảnh làm lộ vũ khí sát thủ bí ẩn của Nga

Bức ảnh chiếc MiG-31 mang theo một tên lửa với kích thước lớn làm dấy lên nghi vấn Nga đang hồi sinh dự án cũ liên quan tới hệ thống vũ khí chống vệ tinh.

Giữa căng thẳng Syria: Mỹ hạ thủy tàu ngầm tấn công USS Indiana / Hai thủ lĩnh cấp cao của Al-Nusra bỏ mạng ở Idlib - Syria

Với tốc độ Mach-3, MiG-31 được coi là tiêm kích đánh chặn có tốc độ cao nhất thế giới hiện nay. Tiêm kích này càng trở nên lợi hại khi được chọn để mang Kh-47M2 Kinzhal, tên lửa siêu vượt âm có khả năng qua mặt các hệ thống radar cảnh giới và tên lửa phòng không tối tân nhất hiện nay.

Tuy nhiên, trong một bức ảnh được tài khoản ShipSash đăng tải hôm 29/9,MiG-31 xuất hiện với một tên lửa mới lớn hơn khi đang bay ở khu vực Zhukovsky, gần Matxcơva. Một số người tin rằng "tên lửa màu đen bí ẩn" trong ảnh là một tên lửa mới, có thể được sử dụng để đưa trọng tải nhỏ lên độ cao hàng trăm km và tiêu diệt vệ tinh của đối phương trong một thời gian ngắn.

Buc anh lam lo vu khi sat thu bi an cua Nga hinh anh 1

Tên lửa đen bí ẩn gắn trên tiêm kích MiG-31. Ảnh: The Drive

Nhiều ý kiến khác khẳng định, mẫu tên lửa này là biến thể của “Izdelie 08” nằm trong dự án phát triển tên lửa chống vệ tinh từng bị đắp chiếu sau khi Liên Xô sụp đổ.

Liên Xô vào những năm 1990 từng phát triển tên lửa diệt vệ tinh 79M8 Kontakt, phóng từ MiG-31D có thể bay trực tiếp vào không gian như một đối trọng với tên lửa chống phóng xạ ASM-135 của Mỹ, nhưng kế hoạch sau đó đổ bể.

Năm 2009, chỉ huy Không quân Nga Aleksandr Zelin thông báo chương trình này đã được hồi sinh. Trong khoảng thời gian đó, nhiều đồn đoán cho rằng Matxcơva đang nâng cấp hệ thống vô tuyến và quang học 45Zh6 “Krona” có khả năng nhận biết các vật thể trong không gian từng là một phần của dự án vũ khí chống vệ tinh.

MiG-31D hiện nằm lại tại khu thử nghiệm Sary-Shagan ở Kazakhstan, nơi từng được sử dụng để thử nghiệm toàn bộ hệ thống chống vệ tinh này. The Drive cho rằng Nga có thể sẽ sử dụng dự án cũ làm nền tảng để phát triển một loạt vũ khí mới có khả năng chống vệ tinh nhiều lớp.

Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định không loại trừ khả năng đây là tên lửa chống hạm siêu thanh tương tự như DF-21D được Trung Quốc phát triển hoặc một tàu lượn siêu thanh.

 

Theo VTC News
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm