Cận cảnh "cần cẩu bay" Mỹ trên chiến trường Việt Nam
Ra đời từ năm 1962, trực thăng CH-54 Tarhe đã được Quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam như một loại phương tiện vận tải chuyên dùng để bốc xếp các loại hàng hoá hoặc vũ khí có kích thước quá khổ.
Máy bay ném bom tiền tuyến tàng hình siêu bí ẩn của Trung Quốc / Máy bay F-35 của Mỹ trong chế độ “quái thú” thị uy tại Trung Đông
Được đặt tên là Tarhe, trực thăng CH-54 còn được binh lính Mỹ gọi vui với cái tên "cần cẩu bay" vì nó có thiết kế cực dị với hai chân trông không khác gì một cần cẩu thực sự. Nguồn ảnh: RedstoneArsenal.
Loại trực thăng này được quân đội Mỹ sử dụng rất rộng rãi trên chiến trường Việt Nam như một loại phương tiện vận tải các loại hàng hoá hay vũ khí quá khổ trên chiến trường có hệ thống giao thông đường bộ kém cỏi này. Nguồn ảnh: RedstoneArsenal.
Nhiệm vụ chủ yếu của CH-54 ở Việt Nam là vận chuyển các loại trực thăng vỡ lớn bị bắn hạ và phải hạ cánh khẩn cấp. Các loại trực thăng tiêu biểu như CH-47 thực chất rất bền bỉ, dù hạ cánh khẩn cấp xong vẫn có thể sửa chữa và tiếp tục sử dụng tiếp được, cái khó là mang được chúng về sân bay. Nguồn ảnh: RedstoneArsenal.
Thiết kế độc đáo của trực thăng CH-54 Tarhe cho phép giá treo hàng của nó được đặt trực tiếp ở ngay dưới trục cánh quạt tạo thành một đường thẳng. Thiết kế này đảm bảo hiệu xuất nâng của CH-54 là cao nhất mà không cần tới hệ thống khung vỏ cồng kềnh. Nguồn ảnh: RedstoneArsenal.
Tuy nhiên nhiều phiên bản chở quân hoặc trạm xá di động của CH-54 cũng được phát triển. Theo đó chiếc trực thăng này chỉ cần gắn thêm một khung vỏ vào phần bụng của nó để có thể tuỳ biến được mục đích sử dụng. Nguồn ảnh: RedstoneArsenal.
Ví dụ như lắp thêm khung vỏ để trở thành máy bay trực thăng chở quân như thế này. Nguồn ảnh: RedstoneArsenal.
Hoặc thậm chí quân đội Mỹ còn sáng kiển ra việc gắn thêm khung cho CH-54 có khả năng ném bom. Nguồn ảnh: RedstoneArsenal.
CH-54 Tarhe đã từng là một loại trực thăng vận tải hàng siêu cồng kềnh cực kỳ có triển vọng. Tuy nhiên do cắt giảm ngân sách, chương trình cải tiến CH-54 không được thông qua và loại trực thăng này dần được Quân đội Mỹ đẩy sang cho Vệ binh Quốc gia sử dụng tiếp còn Lục quân Mỹ chuyển qua dùng CH-47. Nguồn ảnh: RedstoneArsenal.
Tổng cộng chỉ có 105 chiếc CH-54 từng được sản xuất. Loại trực thăng này có sải cánh rộng tới 22 mét với 6 lá cánh quạt, có trọng lượng rộng vào khoảng và trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 21 tấn. Nguồn ảnh: RedstoneArsenal.
Tốc độ tối đa của CH-54 chỉ 240 km/h và tốc độ hành trình thập chí còn ngắn hơn, chỉ khoảng 185 km/h. Ngoài khả năng chở hàng cồng kềnh, CH-54 còn nổi bật với tính năng lấy độ cao cực nhanh. Nguồn ảnh: RedstoneArsenal.
Dù đã được cho về hưu hết vào năm 1991, tuy nhiên tính tới năm 2014 loại trực thăng vận tải kỳ dị này vẫn đang nắm giữ kỷ lục là trực thăng lấy độ cao nhanh nhất khi tăng độ cao từ 3000 mét lên 6000 và 9000 mét. Kỷ lục này được CH-54 thiết lập từ năm 1971. Nguồn ảnh: RedstoneArsenal.
Tới nay, không còn một chiếc trực thăng CH-54 nào còn được sử dụng nhưng vẫn có một số lượng khá lớn các trực thăng CH-54 còn nguyên bản được đặt trong nhiều viện bảo tàng trên khắp nước Mỹ. Nguồn ảnh: RedstoneArsenal.
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này
Cột tin quảng cáo