Quốc tế

Cận cảnh tên lửa chống hạm Nhật khiến tàu chiến Trung Quốc e dè

Như một động thái cứng rắn từ Tokyo, lực lượng Phòng vệ Nhật Bản từ đầu năm nay đã lên kế hoạch triển khai tên lửa chống hạm ra các đảo tiền tiêu của nước này như một biện pháp ngăn chặn sự bành trướng của tàu chiến Trung Quốc.

Theo đó chính phủ Nhật Bản đang có kế hoạch triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa bờ biển Type 12 lên trên các đảo tiền tiêu ở Okinawa tiếp giáp với biển Hoa Đông và chỉ cách đảo Đài Loan chưa tới 200km. Đây cũng là khu vực tàu chiến Trung Quốc bắt buộc phải đi qua nếu muốn tiến ra Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: twitter.

Động thái này của Tokyo như một phần kế hoạch ngăn chặn sự bành trướng của các biên đội tàu chiến Trung Quốc hoạt động mạnh tại vùng đặc quyền kinh tế trên biển của Nhật Bản trong thời gian gần đây. Và khi giải pháp ngoại giao không còn hiệu quả thì việc triển khai tên lửa chống hạm tới Okinawa được xem là cách để Nhật Bản tự bảo vệ lấy mình. Nguồn ảnh: twitter.

Được sản xuất bởi tập đoàn Mitsubishi, Type 12 là hệ thống tên lửa phòng vệ bờ biển tiên tiến nhất của Nhật Bản được đưa vào trang bị từ năm 2012 một phần trong kế hoạch tăng cường khả năng phòng thủ toàn diện của Tokyo. Nguồn ảnh: Sina.

Mỗi quả đạn tên lửa trong tổ hợp tên lửa chống hạm này có trọng lượng 700 kg, dài 5 mét, đường kính 350mm và có khả năng mang theo đầu đạn nổ cực mạnh. Nguồn ảnh: Sina.

Các thông số của loại tên lửa chống hạm Type 12 này còn khá mù mờ, tuy nhiên thông số quan trọng nhất là tầm hoạt động của nó đã được tiết lộ vào khoảng 200 km. Nguồn ảnh: Sina.

Tên lửa sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính, kết hợp với GPS và hệ thống radar dẫn đường chủ động. Hiện tại vẫn chưa rõ loại tên lửa này có độ chính xác là bao nhiêu. Nguồn ảnh: Sina.

Type 12 được thiết kế dựa trên phiên bản tên lửa chống hạm Type 88 cũng do Nhật Bản tự thiết kế và sản xuất trong quá khứ. So với Type 88, Type 12 có cải tiến đáng kể ở chỗ nó có khả năng chuyển mục tiêu giữa lúc bay và nhận lệnh từ một trạm điều khiển khác không phải trạm phóng trên đường bay của mình. Nguồn ảnh: Sina.

Phiên bản Type 88 ban đầu của loại tên lửa này có tầm bắn tối đa 180 km, có khả năng bay thấp ở độ cao từ 5 tới 6 mét trên mặt nước biển, được trang bị động cơ Mitsubishi TJM-2 và hai động cơ đẩy sử dụng nhiên liệu rắn, cho phép nó bay được với tốc độ tối đa lên tới Mach 1.5. Nguồn ảnh: Sina.

Hồi giữa năm ngoái, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cũng đã thử nghiệm thành công loại tên lửa chống hạm mới khác mang tên XSSM. Đây là phiên bản tên lửa chống hạm siêu âm, được phát triển từ bản XASM-3. Nguồn ảnh: Sina.

Tên lửa chống hạm XSSM của Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản có hiệu suât chiến đấu gần giống như tên lửa Type 12 với trọng lượng 900 kg, chiều dài 5,52 mét và có tầm bắn tối đa 200 km. Nguồn ảnh: Sina.

Rõ ràng là với XSSM và Type 12 hay Type 88, Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản đang "khóa chặt" vùng biển giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Nguồn ảnh: Sina.

Tuy nhiên, báo giới Trung Quốc vẫn tự tin vào khả năng của hải quân nước này và cho rằng các loại tên lửa chống hạm của Nhật Bản thậm chí sẽ không có cơ hội khai hỏa nếu bị Không quân Trung Quốc tấn công trước. Nguồn ảnh: Sina.

Về phía Nhật Bản, các tên lửa chống hạm của họ được phát triển dành cho mục đích phòng vệ nên ít nhiều các tính năng kỹ chiến thuật của chúng bị hạn chế bởi hiến pháp của nước này, mặt khác Tokyo muốn tập trung sức mạnh vào các biên đội tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường nhiều hơn là các hệ thống phòng vệ cố định vốn quá dễ tổn thương trong một cuộc xung đột với quy mô hạn chế. Nguồn ảnh: twitter.

Theo Tuấn Anh/Kiến thức
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo