Cận cảnh "trái tim" của chiến đấu cơ huyền thoại MiG-29
Máy bay ném bom tiền tuyến tàng hình siêu bí ẩn của Trung Quốc / Choáng cách Mỹ “hồi sinh” máy bay B-52 đã hơn 60 tuổi
Ra đời từ thời Liên Xô và với chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 1977,MiG-29là một trong những dòng chiến đấu cơ tiêu biểu của thế kỷ 20, nó không chỉ là một loại vũ khí mà còn là cả một biểu tượng. Chỉ 5 năm sau chuyến bay đầu tiên MiG-29 chính thức được đưa vào sản xuất hàng loạt và phục vụ trong lực lượng không quân nhiều nước trên thế giới. Nguồn ảnh: National..
Nhắc đến MiG-29 không thể không nói đến "trái tim " mạnh mẽ của chiến đấu cơ này với hai khốiđộng cơ Klimov RD-33. Và mỗi động cơ RD-33 có công xuất 81,59 kN sau khi đốt sau và 50 kN khi hoạt động thông thường. Nguồn ảnh: Sina.
Động cơ RD-33 có chiều dài 4229 mm, đường kính ống xả 1040 mm và có trọng lượng rỗng vào khoảng 1055 kg. Đây là loại động cơ turbofan đốt sau giúp tạo ra công suất cực đại chỉ trong thời gian ngắn. Nguồn ảnh: Airliners.
Hệ thống nén của RD-33 bao gồm 2 trục dọc tạo ra 4 bước nén ở áp suất thấp và 9 bước nén ở áp suất cao giúp tạo ra hệ số nén cực đại ở mức cao nhất so với khả năng chịu đựng của động cơ này. Nguồn ảnh: Sina.
Tỷ số nén trung bình của động cơ phản lực RD-33 là 21:1 trong khi đó tỷ số truyền khí của động cơ này vào khoảng 0,49:1. Điều này tương đương với việc cứ 0,49 kg không khí đi vào động cơ thì sẽ tạo ra lực đẩy tương đương 1 kg khi bị thổi ra từ phía sau động cơ. Nguồn ảnh: Dmitri..
Nhiệt độ của RD-33 khi hoạt động có thể lên tới 1407 độ C. Điểm đặc biệt là do được trang bị tới 2 động cơ nên MiG-29 hoàn toàn có thể hạ cánh an toàn chỉ với một động cơ còn hoạt động và tất nhiên là trong trường hợp hệ thống điều khiển vẫn còn nguyên vẹn. Nguồn ảnh: Airplane.
Tỷ lệ lực đẩy của MiG-29 khi đốt thường vào khoảng 1,09. Tỷ số này là cao hơn rất nhiều so với các loại máy bay khác như B-2 Spirit (0,205) hay Tu-160 (0,363). Nguồn ảnh: Sina.
Tuổi đời động cơ RD-33 vào khoảng 4000 giờ hoạt động liên tục. Điều này đồng nghĩa với việc các chiến đấu cơ MiG-29 sẽ phải trải qua quá trình sửa chữa đại tu để thay động cơ sau mỗi 4000 giờ hoạt động. Nguồn ảnh: Sina.
Tổng cộng trên thế giới hiện giờ đang có 26 nước có sử dụng MiG-29 trong biên chế quân đội của mình, điều ngạc nhiên là Mỹ cũng có trong tay các chiến đấu cơ MiG-29 được nước này mua từ nhiều quốc gia sau khi Liên Xô tan rã. Nguồn ảnh: Wall.
Có thể bạn quan tâm:
End of content
Không có tin nào tiếp theo