Quốc tế

Căng thẳng với Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ 'làm thân' với Đức, nhận cái tát đau

Trong khi mối quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đang ngày càng đi xuống thì Ankara lại tỏ ra thân thiết hơn với các quốc gia châu Âu, đặc biệt là với Đức nhưng đổi lại, phía Đức lại khá 'phũ phàng'.

Trong 8 tháng đầu năm 2019, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhập khẩu lượng vũ khí lớn nhất từ Đức trong vòng 14 năm trở lại đây. Chưa kể đến việc Thổ Nhĩ Kỳ còn dường như đang đẩy cao hơn nữa giá trị của các hợp đồng vũ khí từ phía Đức. Nguồn ảnh: Pinterest.

Theo các báo cáo được Mỹ công bố, Đức đã lượng vũ khí trị giá tới 277 triệu USD cho Ankara trong năm 2019, cao nhất kể từ năm 2005 tới nay. Nguồn ảnh: Pinterest.

Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, trong tương lai có khả năng Đức sẽ sớm trở thành quốc gia nhập khẩu chủ lực của Ankara khi nước này muốn đa dạng hóa các loại vũ khí của mình. Nguồn ảnh: Pinterest.

Đổi lại sự nhiệt tình này của phía Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng Đức đã khẳng định hôm thứ năm vừa rồi là Berlin sẽ không chuyển bất cứ một loại vũ khí mới nào cho Ankara cho tới khi Thổ Nhĩ Kỳ dừng tấn công ở Syria. Nguồn ảnh: Pinterest.

Đây là một động thái rất gây bất ngờ của quốc gia này vì hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ đang đặt hàng một loạt các loại vũ khí từ Đức, trong đó bao gồm các loại tàu khu trục hạm, tàu ngầm và nhiều thiết bị hiện đại khác. Nguồn ảnh: Pinterest.

Các tàu ngầm do Thổ Nhĩ Kỳ thiết kế chủ yếu đều được Đức hỗ trợ kỹ thuật trong việc thiết kế, đóng mới. Nguồn ảnh: Pinterest.

Trong quá khứ, Thổ Nhĩ Kỳ đã từng là "bạn hàng tin cậy" của Đức khi đặt mua vài trăm xe tăng Leopard 2 cũng như một loạt các loại thiết bị hỗ trợ công binh khác. Nguồn ảnh: Pinterest.

Ngoài Đức, một vài quốc gia khác như Phần Lan, Na Uy cũng là những nhà cung cấp vũ khí chủ lực cho Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên hôm thứ hai vừa rồi, các quốc gia châu Âu này đã quyết định sẽ hạn chế xuất khẩu vũ khí sát thương tới Ankara. Nguồn ảnh: Pinterest.

Hiện tại, cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ vào lực lượng người Kurd ở phía Bắc Syria đã dừng lại sau lệnh ngừng bắn của phía Ankara. Tuy nhiên giới truyền thông quốc tế tỏ ra khá lo ngại về "độ bền" của lệnh ngừng bắn này. Nguồn ảnh: Pinterest.

Theo Tuấn Anh/Kiến Thức
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo