Quốc tế

Cha đẻ vũ khí ngày tận thế và thành tựu để đời

100 năm trước, nhà thiết kế Dmitry Kozlov chào đời- ông cũng chính là cha đẻ của tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên trên thế giới, các vệ tinh quân sự, tàu vũ trụ quân sự.

Nhà thiết kế Dmitry Kozlov đã quản lý sự phát triển của các loại vũ khí chiến lược độc đáo. Sau đây là bài của Sputnik về các dự án đột phá của ông.

Tên lửa mang đầu đạn hạt nhân R-5

Vào tháng 12/1958, gần thành phố Furstenberg của Đức, một công trường xây dựng bí mật lớn sắp được hoàn thành. Các chuyên gia Liên Xô lặng lẽ đưa đến CHDC Đức và triển khai tại đó hai tiểu đoàn tên lửa đạn đạo tầm trung mới nhất R-5M với đầu đạn hạt nhân.

Tên lửa đạn đạo đầu tiên của Liên Xô.

Bốn tên lửa nhắm vào Anh, tám tên lửa nhắm vào Paris, Brussels, Bonn và khu công nghiệp Ruhr của Đức. Đối thủ tiềm tàng thậm chí không biết về điều đó. Đây là lần đầu tiên Liên Xô bố trí vũ khí như vậy bên ngoài lãnh thổ nước mình. R-5M ở lại Đông Đức không lâu. Vào mùa thu năm 1959, cả hai tiểu đoàn đã trở về vùng Kaliningrad. Vào thời điểm đó, tên lửa R-12 với tầm bay 2.080 km đã được trang bị cho quân đối, do đó không còn có nhu cầu triển khai tên lửa ở nước ngoài. R-5M đã tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trực sẵn sàng chiến đấu cho đến năm 1968. Dmitry Kozlov đã được bổ nhiệm quản lý dự án này vào đầu những năm 1950.

Ông bắt đầu phát triển tên lửa R-5 sau khi dự án R-3 bị thất bại, vì trong đó đã có quá nhiều yêu cầu không thể thực hiện được. Ví dụ, một trong những yêu cầu là bảo đảm tầm bay xa 3 nghìn km. Nhưng, mục tiêu đó không thể đạt được vì khi đó các chuyên gia chưa có đủ kinh nghiệm, không có đủ vật liệu và thiết bị. Tầm bay của tên lửa R-5 là 1.200 km. Để giảm trọng lượng, khoang dụng cụ kín và lớp cách nhiệt của khoang oxy đã được gỡ bỏ khỏi tên lửa. R-5 đã được thiết kế cho đầu đạn nổ mạnh nặng 1 tấn, nhưng, sau đó quân đội đã nhận được phiên bản sửa đổi R-5M - tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân đầu tiên trên thế giới. Tổ hợp tên lửa hành trình chiến thuật đầu tiên của Liên Xô là ông cố của tổ hợp Iskander.

Với tầm bay 1.200 km, những tên lửa này có thể bay đến bất kỳ cơ sở nào của NATO ở Tây Âu thậm chí nếu được phóng từ biên giới Liên Xô. Các quả tên lửa này đã được trang bị cho gần như tất cả các đơn vị công binh dự bị của Bộ Tư lệnh tối cao, và cho 15 trung đoàn của Lực lượng Không quân.

Tên lửa R-7

Tên lửa R-7 có khả năng tấn công hạt nhân tầm xa Vào tháng 1 năm 1960, quân đội Liên Xô đã nhận được tên lửa R-7, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên trên thế giới có khả năng mang đầu đạn hạt nhân với đương lượng nổ 3 megaton ở khoảng cách 8 nghìn km. Tên lửa R-7 là sản phẩm trí tuệ chính của Dmitry Kozlov.

Kết quả là Mỹ đã mất ưu thế tuyệt đối về vũ khí hạt nhân được bảo đảm nhờ các máy bay ném bom. Kể từ đó Liên Xô có khả năng tấn công vào lãnh thổ Mỹ mà không cần sử dụng không quân. Công tác thiết kế đã tiến hành theo từng giai đoạn. Tầng đẩy thứ nhất bao gồm 4 động cơ gắn với thân chính. Tầng đẩy thứ 2 bao gồm khoang dụng cụ, bể chứa chất oxy hóa và nhiên liệu, khoang động cơ, bộ đẩy tên lửa và bốn bộ phận lái. Nhiên liệu hai cấu tử bao gồm chất oxy hóa và chất cháy.

Phóng tên lửa R-7 cùng Sputnik.

Hệ thống điều khiển kết hợp dẫn tên lửa R-7 tới mục tiêu. Các hệ thống cỡ nhỏ hơn của nó bảo đảm chuyến bay ổn định. Các bánh lái điều khiển khí động học và buồng quay của động cơ điều khiển độ nghiêng, cao độ và quá trình tìm kiếm mục tiêu. R-7 được coi là tên lửa thành công nhất của Liên Xô. Năm 1957, tên lửa R-7 đã đưa lên quỹ đạo Trái đất quả vệ tinh nhân tạo đầu tiên, năm 1961 - tàu vũ trụ có người lái đầu tiên. Các tên lửa mang hiện đại của gia đình Soyuz là hậu duệ của R-7.

Đến giữa năm 1967, một nhóm các nhà thiết kế do Kozlov dẫn đầu đã lắp ráp mô hình kích thước đầy đủ của tàu vũ trụ 7K-VI được trang bị pháo cao tốc tự động NR-23. Khẩu pháo này được điều chỉnh để bắn trong không gian vũ trụ và được dùng để bảo vệ con tàu khỏi vệ tinh đánh chặn và tàu thanh tra của đối phương. Tên tàu vũ trụ quân sự được phát triển theo chương trình bí mật Zvezda đã có kính ngắm quang học OSK-4 với camera để chụp bề mặt trái đất. Thiết bị đặc biệt Svinets cho phép theo dõi các vụ phóng tên lửa đạn đạo. Nguồn năng lượng là hai máy phát nhiệt điện đồng vị phóng xạ. Tên lửa R-7, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên trên thế giới.

Vào tháng 1 năm 1968, dự án đã bị đóng cửa vì nhiều lý do. Những kinh nghiệm vô giá thu lượm được trong quá trình thiết kế tàu quân sự chở người Soyuz là rất hữu ích để tạo ra tàu vũ trụ chở theo mấy phi hành gia.

Theo Sputnik/Dân Việt
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo