Quốc tế

Chi tiết tổ hợp phòng thủ 'chốt chặn cuối cùng' của Trung Quốc

Khi một tên lửa hoặc một máy bay của đối phương vượt qua được mọi tổ hợp phòng không tầm xa, tầm trung thì các tổ hợp phòng thủ tầm gần sẽ là chốt chặn cuối cùng bảo vệ mục tiêu.

Đầu tiên phải kể tới tổ hợp HQ-64 hay còn có tên gọi khác là Hồng Kỳ 64. Tổ hợp tên lửa phòng không này có khả năng tiêu diệt mục tiêu khí động học ở cự ly tới 18km, độ cao tới 12km, xác suất tiêu diệt mục tiêu trong điều kiện không có nhiễu bằng một quả tên lửa là 0,6 - 0,8. Nguồn ảnh: Military-today.

Thành phần tổ hợp tên lửa phòng không HongQi - 64 gồm xe chỉ huy rađa phát hiện; 3 đài rađa trinh sát mục tiêu; 6 xe chiến đấu với bệ phóng nghiêng; đạn tên lửa phòng không có điều khiển trong thùng vận chuyển; các phương tiện bảo đảm và liên lạc. Nguồn ảnh: Military-today.

Đài rađa có khả năng phát hiện đồng thời tới 40 mục tiêu khí động học ở cự ly 30 - 35km, bắt bám liên tục được 12 mục tiêu trên không và chỉ thị mục tiêu cho các trung đội hỏa lực bắn 3 trong số mục tiêu trên. Nguồn ảnh: Military-today.

Tên lửa được phát triển trên cơ sở tên lửa phòng không Aspide, được trang bị đầu tự dẫn bán chủ động, động cơ tên lửa nhiên liệu rắn hai chế độ và phần chiến đấu đầu đạn nổ - phân mảnh có khối lượng 25 - 30kg, khối lượng bản thân quả đạn là 220kg. Nguồn ảnh: Military-today.

Tiếp theo là tổ hợp tên lửa phòng không HQ-7, đây là tổ hợp được thiết kế bởi Công ty hàng không vũ trụ Trung Quốc. Tổ hợp này có thể tiêu diệt mục tiêu khí động học ở cự ly tới 12km và độ cao 5,5km, xác suất tiêu diệt mục tiêu khí động học trong điều kiện không có nhiễu bằng 1 quả tên lửa là 0,8. Nguồn ảnh: Military-today.

Thành phần tổ hợp HongQi -7 gồm một xe chỉ huy có rađa phát hiện mục tiêu; 3 xe chiến đấu có bệ phóng nghiêng; đạn tên lửa trong thùng vận chuyển; các phương tiện bảo đảm và liên lạc. Mỗi tiểu đoàn HongQi - 7 được biên chế 3 đại đội phòng không và 1 đơn vị bảo đảm kỹ thuật. Nguồn ảnh: Military-today.

Radar của HQ-7 có thể phát hiện đồng thời tới 30 mục tiêu trên không ở cự ly từ 18 - 20km và bắt bám liên tục tới 12 mục tiêu. Module chiến đấu được bố trí trên xe địa hình type P4R cấu hình 4 x 4. Nguồn ảnh: Military-today.

Mỗi xe phóng có 4 đạn tên lửa trong thùng được trang bị rađa dẫn tên lửa Type-345 làm việc ở tần số 12 - 18 GHz, có khả năng phát hiện mục tiêu trên không ở cự ly 17 km và hệ thống truyền hình theo dõi mục tiêu trên không với cự ly phát hiện khi thời tiết đẹp là 15km. Nguồn ảnh: Military-today.

Cuối cùng là tổ hợp phòng không Yitian được phát triển bởi Công ty Norinco, có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên không ở cự ly tới 6km với độ cao 4km, xác suất tiêu diệt 1 mục tiêu đơn lẻ là 0,5 - 0,7. Nguồn ảnh: Military-today.

Thành phần của đại đội Yitian gồm một xe chỉ huy có radar tìm kiếm mục tiêu; 6 xe chiến đấu cùng các phương tiện bảo đảm và liên lạc.Trong đó, xe chỉ huy có radar IBIS-80 được lắp trên khung gầm xe tải bọc thép WMZ 551. Radar này có khả năng phát hiện tới 40 mục tiêu trên không, trong đó bắt và bám tự động 12 mục tiêu. Cự ly phát hiện mục tiêu tối đa là 20km, cự ly bám là 10km, cự ly hoạt động tối đa của hệ thống quang - điện tử trong điều kiện thời tiết tốt từ 12 - 15km. Nguồn ảnh: Military-today.

Xe chiến đấu được trang bị 8 tên lửa TY-90 được đặt trong thùng vận chuyển. Tên lửa TY-90 là biến thể của tên lửa DY-90, được thiết kế theo sơ đồ khí động học kiểu con vịt với bề mặt khí động học phẳng. TY-90 được trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại mọi hướng để bắt mục tiêu trong điều kiện có nhiễu từ bề mặt trái đất. Nguồn ảnh: Military-today.

Khối lượng phần chiến đấu nổ - phân mảnh lên tới 3kg và khối lượng phóng tên lửa là 20kg, khối lượng của cả tổ hợp là 16 tấn. Nguồn ảnh: Military-today.

Theo Tuấn Anh/Kiến thức
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo