Chiêm ngưỡng tên lửa "lá chắn biển" của Nga được Việt Nam sử dụng
Mỗi khẩu đội phòng thủ bờ biển di động Bal-E có thể phóng 32 tên lửa chống hạm Kh-35, chặn đứng cuộc tấn công vào đất liền từ khoảng cách 260 km.
Nga giao lô hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 thứ hai cho Thổ Nhĩ Kỳ / Hậu INF, Mỹ sẽ phát triển tên lửa siêu thanh
Hệ thống Bal-E được chế tạo cho nhiệm vụ bảo vệ bờ biển, khu vực eo biển, vùng lãnh hải chống lại các cuộc tấn công đổ bộ của đối phương vào đất liền. Hệ thống có thể tấn công tàu mặt nước, tàu đổ bộ và lực lượng phụ trợ của đối phương. Ảnh: Vitaly V.Kuzmin.
Các thành phần của hệ thống Bal-E gồm xe chở bệ phóng tên lửa lắp trên khung gầm MZKT-7930, cấu hình 8x8 bánh. Mỗi xe phóng chở theo 8 tên lửa được lắp trong ống phóng kiêm container bảo quản. Ảnh: Military Today.
Xe chở radar tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực Mineral-E lắp trên khung gầm hạng nặng MZKT-7930. Radar Mineral-E có phạm vi tìm kiếm mục tiêu 250 km ở chế độ chủ động, lên đến 450 km ở chế độ thụ động. Loại radar này cũng được sử dụng để dẫn đường cho tên lửa chống hạm trên tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 của Hải quân nhân dân Việt Nam. Ảnh: Military Today.
Mỗi khẩu đội Bal-E gồm 4 bệ phóng tự hành, tổng số 32 tên lửa sẵn sàng phóng, 2 radar di động và một trung tâm chỉ huy lưu động. Việc sử dụng 2 radar cho phép tấn công đồng thời 24 mục tiêu. Điều này rất hữu ích trong việc chống lại cuộc đổ bộ quy mô lớn. Ảnh: Military Today.
Hệ thống Bal-E sử dụng tên lửa chống hạm Kh-35 Uran. Đây là loại tên lửa tốc độ cận âm và có thiết kế khá giống tên lửa Harpoon của Mỹ, nên thường được gọi với tên lóng là "Harpoonski". Tên lửa dài 4,4 m, sải cánh 1,3 m, đường kính 0,42 m, trọng lượng 670 kg. Ảnh: Military Today.
Tên lửa Kh-35 có tầm bắn 130 km, mang theo đầu đạn nặng 145 kg. Phiên bản nâng cấp Kh-35U có tầm bắn lên đến 260 km. Tên lửa được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp quán tính và radar chủ động giai đoạn cuối. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Phiên bản Kh-35U được trang bị radar mới với phạm vi phát hiện mục tiêu mở rộng lên 50 km, bổ sung thêm hệ thống dẫn đường vệ tinh, cải tiến vây lái ở đuôi và bổ sung thêm tính năng dẫn đường thông qua máy bay không người lái. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Tên lửa Kh-35 được Nga xuất khẩu cho nhiều quốc gia trên thế giới, gồm Việt Nam. Phiên bản xuất khẩu được chỉ định là Kh-35E Uran. Theo một số nguồn tin, Nga đã chuyển giao công nghệ cho Việt Nam để sản xuất tên lửa Kh-35E với tên gọi KCT-15. Ảnh: Military Today.
Các kỹ sư Việt Nam đã nâng cấp tên lửa KCT-15, mở rộng tầm bắn lên 260 km, tương tự phiên bản Kh-35U của Nga. Phiên bản mới được gọi là VCM-01. Ảnh: Medium.
Theo Trung Hiếu/Zing
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo
Theo Military Today, Bal-E là hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển do Phòng Thiết kế Zvezda chế tạo. Đây là phiên bản sử dụng trên đất liền phát triển từ loại tên lửa chống hạm Kh-35, được NATO định danh SS-N-25 Switchblade. Ảnh: Vitaly V.Kuzmin.