Quốc tế

Chuyên gia Mỹ chê tên lửa ICBM DF-41 Trung Quốc

Trong Lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm thành Quốc khánh, lần đầu tiên Trung Quốc công bố những loại vũ khí mới, trong đó có tên lửa DF-41, DF-31.

Theo hình ảnh được công bố, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) DF-41 của Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với RS-24 của Nga nhưng có kích thước lớn hơn.

Tên lửa ICBM Trung Quốc có thể bắn xa 15.000km với vận tốc tối đa Mach 25, mang theo đầu đạn hạt nhân cỡ lớn với đương lượng nổ 1MT hoặc 10 đầu đạn nhỏ với sức công phá tương đương 20, 90 hoặc 150 kT, độ chính xác trong khoảng 100 - 150 m.

Nhận định về màn ra mắt của DF-41, Giáo sư Robert Farley, thuộc Viện Ngoại giao và thương mại quốc tế Patterson trực thuộc Đại học Kentucky - Mỹ cho biết, dù tên lửa DF-41 có thể bắn tới Mỹ nhưng điều đó không giúp Bắc Kinh có được lợi thể trước Mỹ.

Tên lửa ICBM DF-41.

Robert Farley cho rằng, dù việc phát triển vũ khí hạt nhân của Trung Quốc đã có bước tiến triển lớn, nhưng Trung Quốc muốn phá vỡ thế cân bằng hạt nhân với Mỹ thì còn phải đi một chặng đường rất xa.Việc phát triển DF-41 cho thấy Trung Quốc đang chuyển hướng từ răn đe tối thiểu sang khả năng tấn công mạnh mẽ hơn, khả năng sinh tồn lớn hơn. Tuy nhiên, chỉ mình DF-41 không nói lên điều gì trong khi Mỹ đang có rất nhiều thứ để đáp trả hoặc đánh phủ đầu bất kỳ đối thủ nào.

"Đòn răn đe hạt nhân chiến lược hiện nay của Mỹ là bộ 3 tấn công hạt nhân từ trên không, dưới mặt đất và trên biển. Trên mặt đất, thì dựa vào tên lửa giếng phóng ngầm; còn trên không thì dựa vào máy bay ném bom B-1, B-2 và B-52, đây là tên lửa hành trình gắn đầu đạn hạt nhân.

Lực lượng then chốt nhất trong tấn công hạt nhân chiến lược của Mỹ là trên biển, tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của Mỹ được trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa Trident IID5. Khả năng răn đe hạt nhạn của Mỹ chủ yếu là dựa vào lực lượng này, chứ không phải lực lượng trên bộ.

Về phương diện tàu ngầm hạt nhân trên biển, Trung Quốc vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải khắc phục. Tầm bắn của tên lửa đạn đạo JL-2 của Trung Quốc chỉ có hơn 8.000 km, khả năng thực sự của nó vẫn chưa được kiểm chứng", chuyên gia Mỹ nói.

Trung Quốc muốn tấn công lãnh thổ Mỹ thì cần phải thông qua tàu ngầm hạt nhân, buộc phải đưa tàu ngầm hạt nhân đến Hawaii. Tuy nhiên, hiện Trung Quốc mới chỉ có khoảng 3 tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 có độ ồn lớn nên không thể thoát khỏi các phương tiện săn ngầm của Mỹ và đồng minh.

Do Mỹ có ưu thế dưới nước, nên tên lửa hạt nhân phóng từ tàu ngầm Trung Quốc phải mất thời gian dài nữa mới có thể trở thành mối đe dọa lớn với Mỹ. Hơn nữa máy bay ném bom của Trung Quốc hiện nay vẫn chưa đủ khả năng để thoát khỏi sự truy đuổi của Mỹ.

Máy bay ném bom H-6 Trung Quốc có bán kính tác chiến hơn 3.000km, cùng với tầm phóng hơn 1.000km của tên lửa hành trình CJ-10, nó không thể tấn công vượt qua khoảng cách 5.000km, với cự ly tấn công này, H-6 chưa đủ khả năng uy hiếp lãnh thổ Mỹ.

Lực lượng máy bay tiếp dầu trên không của Trung Quốc vẫn còn rất yếu kém nên không thể nối dài phạm vi tác chiến của các máy bay ném bom chiến lược và tiêm kích hộ tống của họ. Đồng thời, biên đội bay này cũng không thể thoát khỏi sự truy quét của các tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Mỹ như F-35 và F-22.

Vì vậy có thể nhận định, lực lượng răn đe hạt nhân bộ ba của Trung Quốc còn xa mới uy hiếp được Mỹ, sự xuất hiện của tên lửa đạn đạo thế hệ mới nhất là DF-41 cũng không thể cải thiện được điều này. Chỉ khi nào Trung Quốc chế tạo được một loại máy bay ném bom tàng hình và có vài chục tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo thì mới có khả năng làm khó được Mỹ.

Theo Thùy Dung/Báo Đất Việt
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo