Chuyên gia Nga: Xe tăng hạng nhẹ Sprut vượt trội tăng Mỹ
DNVN - Ngay khi hay tin chương trình "Hỏa lực bọc thép cơ động" (MPF) của Mỹ sắp đi vào thử nghiệm, giới chuyên gia của cơ quan thông tấn Liên bang Nga tuyên bố rằng xe tăng hạng nhẹ Sprut-SDM1 125mm của nước này tốt hơn dòng xe Mỹ.
Ứng viên sáng giá mới cho vị trí pháo tự hành tương lai của Lục quân Việt Nam? / Tròn mắt xem NATO bắc cầu phao, vượt sông to nhì châu Âu
Theo Army News Service, Lục quân Mỹ đang tìm cách nhận càng sớm càng tốt xe tăng hạng nhẹ mới để cung cấp hỏa lực chính xác, cơ động cao cho các Lữ đoàn bộ binh IBCT.
Báo cáo của Army News Service cho hay, phương tiện bọc thép hỏa lực cơ động cao nằm trong chương trình "Xe chiến đấu thế hệ tiếp theo" hiện đang có hai ứng viên cạnh tranh, quyết định chọn lựa sẽ được đưa ra vào tháng 12 kèm "món quà" trị giá 376 triệu USD chế tạo 12 chiếc.
Xe tăng hạng nhẹ mới của Lục quân Mỹ.
Dự kiến, vào đầu tháng 3/2020, các nguyên mẫu bắt đầu tham gia thử nghiệm sống sót, cơ động, hỏa lực... Đơn vị bộ binh nhẹ thuộc Sư đoàn dù 82 sẽ có đánh giá vào cuối năm sau.
Dù chưa có tham số kỹ thuật rõ ràng về phương tiện mới của Mỹ, thế nhưng giới chuyên gia Nga "vỗ ngực" cho rằng xe tăng hạng nhẹ của họ vượt xa mẫu xe Mỹ vì tính năng cực mạnh của Sprut-SDM1 dự kiến biên chế vào năm 2020.
Sprut-SDM1 là phiên bản nâng cấp của dòng xe tăng hạng nhẹ hoặc cũng được phân loại là pháo tự hành chống tăng 2S25 Sprut-SD. Phiên bản mới này chủ yếu cải tiến sâu ở hệ thống điều khiển hỏa lực đem lại khả năng tác chiến hiệu quả hơn trong mọi điều kiện chiến trường.
Trên Sprut-SDM1 được trang bị pháo 2A75M có hiệu suất tác chiến tương tự pháo 2A46M5 trang bị trên xe tăng chiến đấu chủ lực T-72, T-90.
Pháo sử dụng hệ thống nạp đạn tự động với cơ số 40 viên, trong đó có 22 viên nằm sẵn trong hệ thống nạp tự động, 18 viên dự trữ ở khoang phía sau.
Xe tăng hạng nhẹ Sprut-SDM1.
Cơ số đạn mang theo gồm có 20 đạn nổ phân mãnh diệt bộ binh, 14 đạn xuyên giáp động năng APFSDS và 6 tên lửa chống tăng có điều khiển, hoặc 6 đạn HEAT. Pháo chính được hỗ trợ bởi súng máy đồng trục và một đại liên điều khiển từ xa.
Hai bên hông tháp pháo được lắp cụm phóng lựu đạn khói 902V Tucha để đối phó với vũ khí chống tăng dẫn đường của đối phương.
Sprut-SDM1 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số đa kênh Sosna-U cho phép tấn công cả mục tiêu như trực thăng, máy bay không người lái bay thấp.
Đặc biệt, nòng cốt trong chương trình nâng cấp Sprut là tích hợp phiên bản tên lửa chống tăng có điều khiển 9M119M1 "Invar-M".
Việc tích hợp tên lửa Invar-M cho Sprut-SDM1 mang lại phạm vi tác chiến gấp 2 - 2,5 lần so với pháo tăng. Các loại pháo trang bị trên xe tăng có tầm bắn hiệu quả khoảng 2.000 m, trong khi tên lửa có tầm bắn hiệu quả khoảng 6.000 m.
Chuyên gia quân sự Victor Murakhovsky nhận xét, điều này đem lại cho Sprut-SDM1 khả năng tấn công bên ngoài tầm bắn của xe tăng đối phương. Sprut-SDM1 có thể tiêu diệt mục tiêu mà không quá lo lắng việc đối phương đáp trả khi mà bộ giáp của nó rất mỏng manh. Việc này là do phải hi sinh cho trọng lượng nhẹ để dễ dàng cơ động đường biển hoặc là “nhảy dù từ máy bay Il-76”.
Với trọng lượng chỉ 18 tấn, bọc thép mỏng chống được đạn pháo dưới 30mm, Sprut-SDM1 đạt tốc độ tối đa trên đường bằng 71km/h, trung bình 45-50km/h khi off-road, có khả năng bơi 8-10km/h trong điều kiện sóng gió cấp 3.
Thanh Nga (tổng hợp)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo