Quốc tế

Chuyện lạ đời, Mỹ sao chép công nghệ tên lửa của Trung Quốc

Một số chuyên gia quân sự Trung Quốc quả quyết, tên lửa không đối không tầm xa AIM-260 mới của Mỹ có thể chỉ là bản sao của mẫu PL-15 do Trung Quốc phát triển, xét về các công nghệ ứng dụng.

Mỹ nói Nga gặp khó khăn khi chế tạo tên lửa siêu thanh “bất khả chiến bại" / Nga cảnh báo đáp trả nếu NATO triển khai tên lửa ở châu Âu

Trang National Interest đưa tin, Không quân Mỹ đang hợp tác cùng Tập đoàn quốc phòng Lockheed Martin và các đơn vị khác thuộc quân đội nước này để phát triển một loại tên lửa không đối không tầm xa mới, có tên gọi là AIM-260. Mẫu tên lửa mới dự kiến sẽ được Mỹ đưa vào biên chế hoạt động vào năm 2022.
PL-15 hiện là mẫu tên lửa không đối không tầm xa hàng đầu của Trung Quốc. Ảnh: Asia Times

PL-15 hiện là mẫu tên lửa không đối không tầm xa hàng đầu của Trung Quốc. Ảnh: Asia Times

Anthony Genatempo, lãnh đạo Chương trình vũ khí của Không quân Mỹ tiết lộ, mục đích của dự án phát triển trên là nhằm đối phó với mẫu tên lửa không đối không hàng đầu của Trung Quốc hiện nay - PL-15. Với tầm bắn tối đa khoảng 160km, tên lửa tầm xa hiện hành AIM-120 của Mỹ rõ ràng kém xa đối thủ Trung Quốc.
Theo tạp chí Business Insider, ra mắt công chúng lần đầu tiên năm 2016, tên lửa PL-15 được trang bị hệ thống radar mảng quét điện tử chủ động và được tin là có tầm bắn khoảng 200km. Căn cứ vào các màn trình diễn tại triển lãm hàng không diễn ra tại Chu Hải, tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc hồi tháng 11/2018, giới quan sát nhận định, PL-15 nằm trong số các vũ khí trang bị cho mẫu máy bay chiến đấu tàng hình J-20 hàng đầu của Bắc Kinh hiện nay.
Chuyen la doi, My sao chep cong nghe ten lua cua Trung Quoc-Hinh-2
Tiêm kích tàng hình J-20 tối tân của Trung Quốc mang theo các tên lửa, kể cả PL-15, ở dưới bụng. Ảnh: Weibo

Các nguồn thạo tin tiết lộ, quân đội Trung Quốc cũng đang chế tạo một loại tên lửa mới là PL-21, với khả năng nhắm bắn mục tiêu ở cách xa tới 300km.
Một số chuyên gia quân sự Trung Quốc đánh giá, dẫu từng là nước đi đầu về phát triển vũ khí nhưng Mỹ hiện phải "chạy theo" Trung Quốc. Dù nhận định AIM-260 có thể là chỉ là "hàng nhái" của PL-15 xét về các ứng dụng công nghệ, nhưng một chuyên gia quân sự giấu tên của Trung Quốc cảnh báo trên tờ Global Times rằng, quân đội nước này không nên đánh giá thấp mẫu tên lửa tầm xa mới của Mỹ vì các lợi thế của "kẻ đi sau".
Chuyên gia này dự đoán, tên lửa Mỹ có thể dùng các công nghệ mang tính cách mạng để cải thiện tầm bắn mà không khiến nó phải gia tăng đáng kể kích cỡ. Những công nghệ như thế này có thể gây áp lực đối với quá trình phát triển tên lửa không đối không của Trung Quốc.
Theo vietnamnet.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm