Quốc tế

Club-K: Tổ hợp siêu cơ động của Nga không thể theo dõi

Tổ hợp Club-K của Nga không thể bị theo dõi và tên lửa phòng ra từ tổ hợp này đi theo quỹ đạo khó xác định nên rất khó tiêu diệt chúng.

Mới đây một cuộc tấn công bằng và vào nhà máy lọc dầu lớn nhất ở Ả Rập Saudi một lần nữa cho thấy rằng, chiến tranh trong thế kỷ 21 chủ yếu diễn ra trên không, đặc biệt là ưu thế kỹ thuật. Điều này làm tăng giá trị của các hệ thống phòng thủ tên lửa, cũng như máy bay không người lái và tên lửa hành trình.

Tổ hợp tên lửa Club-K của Nga.

Trong lĩnh vực này, các lực lượng vũ trang Nga có các phương tiện hiệu quả không chỉ cho phòng thủ mà còn tấn công. Một trong những phát triển tiên tiến nhất của Nga hiện nay là tổ hợp tên lửa Club-K. Do tính bất khả xâm phạm của loại vũ khí này, các chuyên gia phương Tây gọi nó là "kẻ thù không thể bị theo dõi".

Tổ hợp tên lửa Club-K lần đầu tiên được giới thiệu trước công chúng tại triển lãm hải quân quốc tế vào năm 2011. Theo phân loại, Club-K thuộc loại tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển. Tuy nhiên, trong thực tế tổ hợp này rất đa năng, có thể tấn công bất kỳ mục tiêu mặt đất và mặt nước ở khoảng cách lên tới 300 km. Lưu ý rằng, ở giai đoạn cuối của quỹ đạo, tốc độ của tên lửa phóng từ Club-K nhanh gấp 3 lần tốc độ âm thanh.

Tổ hợp Club-K có khả năng phóng tên lửa ở độ cao cực thấp, vì vậy các hệ thống phòng thủ chống tên lửa không thể phát hiện ra chúng. Ngoài ra, đường bay của tên lửa quanh co, không xác định nên có thể bảo vệ khỏi các hệ thống phòng thủ.

Tổ hợp Club-K có kích thước nhỏ, 4 tên lửa được xếp gọn trong một container 12 mét. Thời gian chuẩn bị và phóng kéo dài khoảng 5 phút (một số nguồn tin khác cho rằng, thời gian chuẩn bị và bắn khoảng 1 phút).

Nhờ kích thước nhỏ nên tổ hợp Club-K rất cơ động. Nó có thể được trang bị trên tàu chiến, trên tàu hỏa, xe kéo, trong cảng, dọc theo bờ biển hoặc biên giới. Việc định vị các container tổ hợp Club-K là vô cùng khó khăn, vì chúng có thể được lắp đặt trong hầu hết mọi nhà kho.

Hiện tại tổ hợp được sử dụng để hiện đại hóa hạm đội Nga. Đến năm 2020, nó được lên kế hoạch trang bị trên các tàu ngầm của dự án 949A Antey. Ngoài ra, các tàu tuần tra ở Bắc Cực, ví dụ như tàu phá băng tuần tra Ivan Papanin cũng sẽ được trang bị tổ hợp này.

Ngoài ra, có thể trên cơ sở tổ hợp Club-K, các hệ thống trên mặt đất khác cũng sẽ được tạo ra. Lưu ý rằng, sau khi Nga rời khỏi Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn, loại tên lửa này có thể tăng phạm vi lên 500 km.

Tổ hợp Club-K thu hút người mua nước ngoài bởi thực tế là khi lắp đặt các tổ hợp trên tàu dân sự, quốc gia này nhận được một hạm có khả năng chống lại các cuộc tấn công từ biển. Các quốc gia quan tâm đến tổ hợp này như Việt Nam, Algeria... và việc bàn giao đang được tiến hành.

Đối với các quốc gia trên thế giới không muốn mua vũ khí Nga đã chế tạo các tổ hợp theo nguyên tắc tương tự. Ví dụ, Israel đang phát triển tổ hợp Lora, Trung Quốc cũng đang tạo ra một bản sao Club-K có tên gọi là YJ-18C. Tuy nhiên đối với Hoa Kỳ họ chưa làm được gì, vì vậy họ rất lo lắng.

Nhà phân tích Richard Fisher thuộc Trung tâm đánh giá và chiến lược quốc tế nói rằng, với sự trợ giúp của các tổ hợp tên lửa này, Trung Quốc và Nga có cơ hội mới tấn công trực tiếp hoặc gián tiếp vào Hoa Kỳ và các đồng minh.

Theo Nguyễn Đông/Báo Đất Việt

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo