CNN: Lý do "tối quan trọng" khiến Nga rất muốn kiểm soát Lviv - hơn cả vì chuyện quân sự!
Fox: Giây phút Tổng thống Putin tuyên bố về bộ 3 hạt nhân, Mỹ im lặng - Điều gì có thể sắp xảy ra? / "Chúng tôi đang bị xóa sổ", Mariupol cầu xin Mỹ trong tuyệt vọng - Kharkov không khá hơn!
Sau những ngày né tránh được khói lửa chiến sự, thành phố phía tây Lviv đã hứng đòn tấn công của Nga bắt đầu hôm 13/3.
Trong ngày 18/3, Nga đã mở các cuộc tấn công bằng tên lửa gần một sân bay ở Lviv, thành phố chiến lược của Ukraine, nằm không xa biên giới Ba Lan, nơi mà cho đến nay phần lớn đã không bị ảnh hưởng bởi các cuộc pháo kích.
Theo CNN, có nhiều lý do thành phố phía tây rất quan trọng đối với chiến lược quốc phòng của Ukraine bị Nga tấn công.
Cột khói bốc lên sau cuộc tấn công căn cứ tại Yavoriv, Lviv ngày 13/3. Ảnh: Reuters
Thị trưởng Livi Andriy Sadovyi cho biết, một vài tên lửa của Nga đã bắn trúng một cơ sở sửa chữa máy bay quân sự nhưng cơ sở này đã ngừng hoạt động trước khi cuộc tấn công xảy ra, và không có báo cáo về thương vong.
Các lực lượng vũ trang của Ukraine cho biết, thông tin ban đầu cho thấy Nga đã phóng 6 tên lửa về phía Lviv. Đó có thể là các tên lửa hành trình phóng từ máy bay chiến đấu trên Biển Đen.
Tuy nhiên, hai trong số đó đã bị các hệ thống phòng không đánh chặn, tuyên bố của lực lượng vũ trang, chỉ huy phía tây của không quân Ukraine cho biết trên Facebook.
Cuộc tấn công sẽ làm tăng thêm lo ngại rằng, chiến dịch quân sự của Nga có thể lan rộng hơn về phía tây, nhất là Lviv khi số dân thành phố này đã tăng thêm 200.000 người vì nhiều người Ukraine từ các vùng khác tới đây để trú ẩn.
Vì sao Nga quyết định tấn công Lviv sau nhiều ngày mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine? Thật ra, đây là thành phố có tầm chiến lược quan trọng đối với công cuộc phòng thủ của Ukraine và nếu muốn kiểm soát cuộc chiến, Nga cần nắm quyền kiểm soát Lviv.
Thành phố phòng ngự chiến lược của Ukraine
Nga rất muốn nắm quyền kiểm soát Lviv vì đây là thành phố chiến lược của Ukraine, đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch phòng thủ của Ukraine.
Cách biên giới Ba Lan khoảng 70km, Lviv nằm ngay ngưỡng cửa của NATO, vì vậy nếu xung đột diễn ra ở đây, nó có thể gây ra hậu quả mang tầm quốc tế.
Cuộc tấn công mới nhất hôm 18/3 xảy ra sau khi Nga phóng loạt tên lửa vào căn cứ quân sự Yavoriv, nằm giữa Lviv và biên giới Ba Lan hôm 13/3 khiến 35 người thiệt mạng.
Ngoài vị thế địa lý chiến lược, Lviv còn trở thành nơi trú ẩn an toàn cho những người Ukraine chạy trốn khỏi các vùng bị chiến sự tàn phá trên khắp đất nước, đón những người trở về chiến đấu và chuyển đồ tiếp tế đến tiền tuyến.
Theo thị trưởng thành phố, Lviv đã tiếp nhận hơn 200.000 người di tản trong một thành phố chỉ hơn 700.000 người. Họ đổ xô đến Lviv để tìm kiếm sự an toàn trong khi nhiều người khác muốn đến đây để chờ lên đường đến biên giới.
Khu vực này có 5 cửa khẩu biên giới sang các nước láng giềng là Ba Lan, Slovakia và Romania, và 1 cửa khẩu qua dãy núi Karpat (Carpathian Mountains - dãy núi tạo thành hình vòng cung dài khoảng 1.500km ngang qua Trung Âu và Đông Âu).
Thành phố rộng lớn này cũng đóng vai trò là một tuyến đường cung cấp vũ khí quan trọng cho quân đội Ukraine và nỗ lực kháng cự rộng lớn hơn, vốn đã làm ngăn chặn kế hoạch chiến thắng sớm của quân Nga.
Các tuyến đường tiếp vận của miền Tây Ukraine thậm chí còn trở nên quan trọng hơn khi Nga cắt đứt các tuyến đường biển và mở cuộc bao vây về phía nam của đất nước. Ở phía bắc là Belarus, nơi có quân đội Nga và là một trong những bệ phóng của chiến dịch quân sự của Moscow.
"Linh hồn của Ukriane"
Không chỉ như một tuyến đường tiếp tế và căn cứ hậu phương, Lviv còn là một trung tâm văn hóa và tinh thần của lực lượng kháng chiến Ukraine, đặc biệt trong trường hợp thủ đô Kiev bị bao vây.
Binh sĩ Ukraine tuần tra trên đường phố Lviv vào ngày 11 /3. Ảnh: COD
Trung tâm lịch sử của Lviv là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận và Bảo tàng Quốc gia là nơi lưu giữ bộ sưu tập đầy đủ nhất về nghệ thuật thời Trung cổ cũng như các bản thảo tôn giáo quý hiếm của đất nước.
Vào ngày 17/9/1989, Lviv trở thành địa điểm chứng kiến cuộc biểu tình lớn nhất ủng hộ phục hồi nền độc lập của Ukraine, với 100.000 người tham gia.
Đạo luật về Độc lập Nhà nước của Ukraine được thông qua vào ngày 24/8/1991 và hàng trăm người đã tràn xuống các đường phố của Lviv để ăn mừng vào ngày hôm sau.
"Là thủ đô văn hóa, tinh thần và bản sắc dân tộc, Lviv đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền dân chủ và đấu tranh giành độc lập của Ukraine", trang web của thành phố viết.
Trong 200 năm lịch sử của thành phố đến năm 1939, Lviv cũng khác so với phần còn lại của Ukraine. Ban đầu, thành phố là một phần của chế độ quân chủ Habsburg, sau đó là một phần của Ba Lan.
Thông tin chi tiết trên trang chủ UNESCO mô tả cách Lviv, được thành lập vào cuối thời Trung cổ, đã trở thành một trung tâm hành chính, tôn giáo và thương mại hưng thịnh trong vài thế kỷ như thế nào.
Cho đến khi bị tấn công, địa hình đô thị thời trung cổ, cũng như nhiều tòa nhà kiểu Baroque và sau này của thành phố, vẫn được bảo tồn tốt, theo UNESCO.
Vào đầu tháng này, UNESCO cho biết đã liên hệ với tất cả các tổ chức liên quan trên khắp Ukraine, cũng như với các chuyên gia văn hóa Ukraine, để đánh giá tình hình và củng cố việc bảo vệ các tài sản văn hóa.
Thành phố cũng trở thành nơi tạm trú của nhiều tổ chức truyền thông và đại sứ quán, những tổ chức buộc phải di dời khỏi thủ đô Kiev.
End of content
Không có tin nào tiếp theo