Có gì trong lớp vỏ tàng hình trên chiến đấu cơ F-22?
"Tàng hình" nói ngắn gọn chỉ là một cách đánh tráo khái niệm của truyền thông Mỹ, thực tế những chiến đấu cơ thế hệ 5 của nước này không hề tàng hình mà chỉ "khó bị phát hiện bởi radar của đối phương".
Cận cảnh máy bay thế hệ thứ 5 của châu Âu: Hệt F-22 Mỹ! / Tiêm kích F-22 Mỹ vừa đưa tới Qatar xịn hơn F-35 ở điểm nào?
Thiết kế này đòi hỏi lớp vỏ của tiêm kích tàng hình F-22 phải được cấu tạo bằng một hợp chất đặc biệt, có khả năng giảm thiểu tối đa khả năng phản xạ sóng radar. Ngoài ra, để giảm tối đa khả năng phản xạ radar, lớp vỏ của F-22 còn cần phải được thiết kế với những "đường cong mượt mà", tránh tối đa nếp gấp vuông vắn như trên các chiến đấu cơ ra đời trước đó. Nguồn ảnh: Sina.
Vật liệu hấp thụ radar được sử dụng trên chiến đấu cơ F-22 là công nghệ mới cung cấp hiệu quả tàng hình cao hơn so với các chiến đấu cơ "tàng hình" đời cũ như F-117. Mặc dù vậy, bản thân F-22 lại có ưu thế tàng hình nhờ thiết kế với nhiều đường cong, ít nếp gấp hơn là dựa dẫm hoàn toàn vào lớp vỏ tàng hình. Nguồn ảnh: Sina.
Được phát triển để trở thành một chiến đấu cơ có thể sử dụng với cường độ cao, F-22 Raptor đã khắc phục được nhược điểm lớn nhất trên chiếc B-2 Spirit đó là nó không cần nhà chứa máy bay đặc biệt mà có thể sửa chữa, bảo dưỡng được ở bất cứ nhà chứa máy bay thông thường nào. Nguồn ảnh: Sina.
Thực tế thì ngoài những quảng cáo mà Mỹ đưa ra cũng như các thông số tàng hình có phần khá lập lờ do tránh để lộ bí mật quân sự, khả năng tàng hình của F-22 trên thực tế là rất khó để xác định. Các chuyên gia cũng rất nghi ngờ khả năng tàng hình của chiến đấu cơ này trong thực tế chiến đấu. Nguồn ảnh: Sina.
Cụ thể, khi di chuyển, F-22 Raptor sẽ lượn nghiêng rất nhiều và trong những khoảnh khắc chiếc chiến đấu cơ này cơ động trên không, nó sẽ tự tạp ra những góc va chạm khác nhau giữa thân máy bay với sóng radar của đối phương. Do vậy, mỗi pha "chao cánh" của F-22 Raptor sẽ đều có thể khiến nó bị lộ diện do góc nghiêng giữa sóng radar và thân máy bay bị thay đổi, hiệu quả tàng hình có thể giảm hoặc tăng tuỳ từng tình huống. Nguồn ảnh: Sina.
Chưa kể, lớp vỏ tàng hình của F-22 Raptor cùng các đường viền trên thân máy bay được đánh giá là rất dễ bị phát hiện ra bởi radar sử dụng tần số cao - loại radar vốn dĩ có thiết kế nhỏ gọn và thường được sử dụng trên các chiến đấu cơ thế hệ 4++ ngày nay. Nguồn ảnh: Sina.
Điều này đồng nghĩa với việc F-22 Raptor có thể "tàng hình" trước các hệ thống radar dưới mặt đất, các hệ thống radar phát hiện mục tiêu của tên lửa phòng không nhưng lại rất dễ bị phát hiện bởi chiến đấu cơ của đối phương - một điều thực sự nguy hiểm. Nguồn ảnh: Sina.
Đặc biệt, đối thủ lớn nhất của Iran ở Trung Đông hiện tại là Iran đã từ lâu tuyên bố "phủ sóng VHF" toàn bộ Vịnh Ba Tư nhằm tăng tối đa khả năng phát hiện chiến đấu cơ của Mỹ trong khu vực, kể cả với các chiến đấu cơ tàng hình thế hệ mới như F-22 Raptor. Nguồn ảnh: Sina.
Theo Tuấn Anh/Kiến Thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo
Thiết kế và cấu tạo lớp vỏ của chiến đấu cơ F-22 không cung cấp cho nó khả năng tàng hình hoàn toàn trước mọi hệ thống radar của đối phương mà đơn giản chỉ là "khó bị phát hiện" hoặc "chỉ bị phát hiện khi ở khoảng cách cực gần". Nguồn ảnh: Sina.