Quốc tế

Có hay không Nga–Mỹ bắt tay nhau tại Syria?

Nếu đây là sự thật thì Thổ Nhĩ Kỳ có rất ít thời gian để quyết định….

Cái chết bí ẩn của 'cha đẻ' nhóm Mũ Bảo hiểm Trắng Syria / Israel bất ngờ tấn công, Syria trả giá vì đánh chặn trượt?

Kể từ khi Nga can thiệp vào Syria thì đã có nhiều thỏa thuận Nga và Mỹ, nhưng ở đây chúng ta chỉ tìm hiểu cái thỏa thuận ngầm có hay không, sau quyết định rút quân của Mỹ khỏi Bắc Syria về dấu hiệu…

Binh sĩ Mỹ làm nhiệm vụ tại thị trấn Ras al-Ain, tỉnh Hasakeh, Syria, ngày 6/10/2019. Ảnh: AFP/TTXVN)

Binh sĩ Mỹ làm nhiệm vụ tại thị trấn Ras al-Ain, tỉnh Hasakeh, Syria, ngày 6/10/2019. Ảnh: AFP/TTXVN)

Thổ Nhĩ Kỳ manh động với Nga – Mỹ

Vào ngày 17 tháng 10 Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được sự đồng thuận với Mỹ ngừng bắn 120 giờ ở Bắc Syria để tạo điều kiện cho người Kurd và YPG rút lui khỏi khu vực “vành đai an toàn”. Và, ngày 22 tháng 10, Thổ Nhĩ Kỳ lại thỏa thuận với Nga ngừng bắn 150 giờ để Nga sẽ hỗ trợ lực lượng vũ trang người Kurd rút khỏi khu vực này trong thời gian quy định.

Tuy nhiên, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tố cáo Mỹ là không thực hiện thỏa thuận khi không rút hết lực lượng khủng bố (YPG) tại đây trong thời hạn 120 giờ.

Mặc dù không mấy khi Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích Nga, Mỹ đồng thời nhưng, khi YPG không rút hết tại khu vực này thì có nghĩa thỏa thuận với Nga 150 giờ cũng đổ bể khi các cuộc đụng độ giữa quân SNA thân Thổ Nhĩ Kỳ với YPG và SAA đã nổ ra…

Nga và Mỹ cùng thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ việc rút người Kurd và YPG khỏi khu vực mà Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu với diện tích 480 km x 30 km là chứng tỏ Nga và Mỹ có mối quan tâm chung người Kurd Syria nhưng lại mâu thuẫn đối kháng với Thổ Nhĩ Kỳ…Cụ thể:

 

Với Nga, hầu như Thổ Nhĩ Kỳ đều vi phạm thỏa thuận với Nga trong các “khu an toàn”, như ở Idlib, bởi có thể Ankara không quản lý được SNA và lực lượng thánh chiến khác mà họ tài trợ hoặc Ankara quá tham vọng. Vì vậy, Nga không cho phép Thổ Nhĩ Kỳ thách thức lợi ích Nga.

Với Mỹ, chính quyền do Erdogan đứng đầu, không phải là chính quyền Mỹ cần vì Mỹ đã từng lật đổ bất thành, trong khi tham vọng địa chính trị của Ankara đã xâm hại lợi ích của Mỹ. Vì thế, Mỹ sẵn sàng ngăn chặn, không cho phép thách thức lợi ích Mỹ.

Thổ Nhĩ Kỳ xác định người Kurd và YPG là lực lượng khủng bố, Mỹ và Nga thì không và, ngay chính quyền Damascus cũng không.

Nga tuyên bố phải bảo đảm các quyền của người Kurd trong tiến trình hòa bình, Mỹ cũng vì điều này và Tổng thống Assad thì nói xa nói gần về người Armenia trong một quốc gia thống nhất mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc họ.

Như vậy, điểm mút chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ là người Kurd Syria lại mâu thuẫn đối kháng với cả Nga, Mỹ và chính quyền Syria, chưa nói đến Israel đang hỗ trợ rất lớn cho người Kurd…Một chiến lược như vậy, trong tình thế như vậy bất luận là ngắn hạn hay dài hạn đều phạm sai lầm…

 

Mỹ - Nga đưa Thổ Nhĩ Kỳ vào “khuôn khổ”?

Hiện tại, tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ thiết lập một “khu vực an toàn” phía Bắc Syria là rất lớn, nhưng muốn là một chuyện, thực hiện được hay không khi bị Nga, Mỹ, Syria ngăn cản lại là chuyện khác.

Vậy thì liệu có sự bắt tay hay thỏa thuận bí mật giữa Mỹ và Nga để ngăn chặn tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ không? Đây là những dấu hiệu cho bản chất của tình hình…

Trong “khu vực an toàn” mà Thổ Nhĩ Kỳ thiết lập có 2 vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng là Manbij và Kobani do quân Mỹ và YPG chiếm đóng.

Vào ngày 8/10 Mỹ truyên bố rút quân thì ngay sau đó 9/10, Thổ Nhĩ Kỳ mở chiến dịch “Mùa xuân Hòa bình” ào ạt, thần tốc…Tuy thế, vẫn không nhanh bằng Quân đội Syria (SAA) và quân cảnh Nga (VP)…

 

Ngày 15/10, đoàn xe quân đội Mỹ rời Manbij và cùng lúc những chiếc xe bọc thép cắm cờ Nga và Syria đã “chào nhau” trong thành phố này.Đến ngày 16/10 các căn cứ quân sự do Mỹ để lại ở đây đều nằm dưới sự kiểm soát của SAA và VP.

Ngày 19/10, người Mỹ đã rời khỏi thành phố Kobani và SAA với VP cũng tiếp quản theo cách như thế…

Rõ ràng, Nga và Mỹ hoạt động bên cạnh chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ theo nguyên tắc “điền ô tự do” tức là Mỹ rời đi thì ngay và luôn Nga lấp chỗ trống…rất dễ dàng, không cần một phát súng mà có được 2 thành phố chiến lược ở Bắc Syria trong khi Thổ Nhĩ Kỳ “cốc mò cò xơi”…

Điều thú vị là vào ngày 17/10, Phó Tổng thống Mỹ Pence và Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đến Thổ Nhĩ Kỳ đàm phán, thỏa thuận ngừng bắn 120 giờ chỉ là biểu tượng, nhưng nội dung, tinh thần “khu vực an toàn” hoàn toàn nắm trong ý định và quyết định của Nga đặt ra với Erdogan tại Sochi đạt được trong thỏa thuận 22/10.

Đến đây thì có vẻ như Nga nêu vấn đề với Thổ và Mỹ đến Thổ để khẳng định vấn đề mà Nga đã nêu.

 

Nga, Mỹ bắt tay nhau hay không trong tình huống này thì không ai biết chắc, có điều không chỉ truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ mà ngay cả Ba Lan và Ukraine đều “chì chiết” và phẫn nộ với Mỹ. Họ cay cú không sai.

Ở góc nhìn chiến lược, nếu Mỹ rút quân khỏi Đông Bắc Syria thì coi như Mỹ trắng tay tại Syria. Tuy nhiên, nếu thế thì đây là thất bại của chính sách Mỹ từ thời Tổng thống Bush đến nhiệm kỳ Obama và Trump chỉ giải quyết hậu quả.

Tổng thống Bush gây chiến tranh với Iraq, IS hình thành, Tổng thống Obama đẻ thêm loại IS khác để rồi đứng đầu 68 quốc gia lấy danh nghĩa tiêu diệt khủng bố IS tại Syria để lật đổ chính quyền Tổng thống Basha Assad…

Nga can thiệp, hết nhiệm kỳ thứ 2 của Obama nhưng Assad vẫn đứng vững, các loại IS con hoang, con đẻ của Mỹ và đồng minh bị Nga xóa sổ, còn lại gom gọn tại Idlib, Mỹ chỉ còn lại người Kurd và YPG là con bài cuối cùng trong cuộc chơi tại Syria.

Khi mục tiêu chiến lược đề ra mà không đạt được thì gọi là gì nếu như không phải là bại trận? Mỹ và không chỉ Mỹ mà cả phương Tây, các quốc gia vùng vịnh như Ả rập Saudi, UAE, Qatar…đều bại trận tại Syria.

 

Tổng thống Trump thứ 45 của Mỹ xuất hiện khi nước cờ tại Syria là không thể đảo ngược, mặc dù lời hứa trước cử tri về rút quân Mỹ, nhưng ý định của Trump bị giới “diều hâu”, “Deep State” phá hoại…Bây giờ, trong tình huống khẩn cấp khi buộc phải lựa chọn “chiến đấu với Thổ Nhĩ Kỳ để bảo vệ người Kurd tại Bắc Syria hay là rời khỏi, và chuẩn bị cho cuộc bầu cử tới, Trump đã quyết định…

Đến hôm nay, quyết định rút quân của Mỹ khỏi Bắc Syria đã khiến tình hình rối loạn và hỗn loạn…

Theo Daily Mail, rằng việc Iraq từ chối cho phép hơn 700 lính Mỹ rút khỏi Syria để vào Iraq khiến kế hoạch ở Trung Đông của Mỹ rơi vào hỗn loạn. Tuy nhiên, những gì đã xảy ra với Mỹ còn bất ngờ hơn khi đã xảy ra một sự cố khác:Ngày 8/11, một căn cứ quân sự của Mỹ đóng gần Mosul ở miền bắc Iraq đã bị tấn công bởi một số tên lửa “Katyusha”.

Cùng với các cuộc tấn công vào “vùng xanh” Baghdad – vị trí của chính phủ, đại sứ quán Mỹ, LHQ…thì cuộc khủng bố ngày 8/11 khiến ngài Pompeo nổi nóng chỉ tên người Shiite Iran, tuyên bố: “Nếu người Mỹ bị tấn công thì Mỹ không cần đàm phán với Iraq nữa mà trực tiếp tấn công nó”.

Nếu như trước đây, sự hỗn loạn là do Mỹ cầm gậy điều khiển thì lần này chính Mỹ là một trong những thành phần “hỗn quân hỗn quan” trong đó và không lẽ “đánh lộn” với chúng, mà nói thì không có người nghe??? Cho nên, hỗ trợNga là thượng sách.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm