Quốc tế

Cơ hội lớn để Việt Nam tiếp nhận tiêm kích F-15J của Nhật Bản

Nếu được tiếp nhận các tiêm kích chiếm ưu thế trên không hạng nặng F-15J từ Nhật Bản thì sức mạnh của Không quân nhân dân Việt Nam sẽ tăng vọt so với hiện nay.

Việt Nam và Nhật Bản là hai đối tác chiến lược quan trọng hàng đâùcủa nhau trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cùng chia sẻ nhiều quan điểmvà mối quan tâm đối với tình hình chính trị - xã hội.

Thời gian gần đây, ngoài hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuậtđược đẩy mạnh thì quan hệ quốc phòng giữa hai bên cũng có sự phát triển tương xứng.

Nhật Bản đã viện trợ cho Việt Nam một số tàu tuần tra đã qua sử dụngđể trang bị cho lực lượng kiểm ngư, cam kết cung cấp ODA đóng mới cho cảnh sátbiển 6 tàu tuần tra chuyên dụng hay đào tạo sĩ quan kỹ thuật, quân y...

Bên cạnh đó, phía bạn còn cho biết ý định có thể bàn giao cho ViệtNam một số máy bay tuần tra săn ngầm P-3C Orion đã qua sử dụng, hay bán chochúng ta vận tải cơ Kawasaki C-2 và thủy phi cơ US-2 sản xuất mới.

Máy bay tuần tra săn ngầm P-3C Orion của Hải quân Nhật Bản. Ảnh: JSDF.

Nhưng đáng chú ý nhất, đã có nhận định cho rằng Việt Nam còn có thểnhận được một số tiêm kích chiếm ưu thế trên không hạng nặng F-15J của Lực lượngphòng vệ trên không Nhật Bản.

Mới đây Không quân Nhật Bản đã tuyên bố ý định về việc sẽ bánthanh lý nhiều chiếc F-15J đời đầu để dành tiền đầu tư mua sắm tiêm kích F-35 LightningII. Công việc sẽ được ủy quyền qua Tập đoàn Boeing của Mỹ do Tokyo chưa có kinhnghiệm trong lĩnh vực này.

Đích ngắm hàng đầu của Nhật Bản cho số chiến đấu cơ F-15J trên sẽlà khu vực Đông Nam Á, khi các quốc gia trong khu vực rất cần nâng cấp lực lượngkhông quân để đối phó với đe dọa về chủ quyền trong tình hình mới.

Đoàn cán bộ Không quân Việt Nam chụp ảnh bên cạnh tiêm kích F-15J trong một chuyến tham quan Nhật Bản. Ảnh: JSDF.

Chiến đấu cơ F-15J là một biến thể dựa trên F-15C Eagle do Tậpđoàn công nghiệp nặng Mitsubishi (MHI) của Nhật Bản lắp ráp trong nước theo giâýphép từ McDonnell Douglas (hiện đã sáp nhập vào Boeing).

Chiếc tiêm kích của Nhật Bản sử dụng khá nhiều thành phần riêng donền công nghiệp trong nước sản xuất, mang lại cho nó một vài đặc tính khác biệtso với nguyên bản F-15C đang phục vụ trong Không lực Hoa Kỳ.

F-15J được đánh giá có khả năng không chiến vượt trội dựa vàoradar mạnh mẽ, tốc độ cực cao, khả năng đáp ứng lệnh nhanh chóng nhờ được tôiứu hóa cho nhiệm vụ này, nó đã bỏ qua chức năng sử dụng vũ khí dẫn đường chínhxác để tấn công mục tiêu mặt đất, mặt biển.

Hiện nay trong các chuyến bay tuần tra ra hướng biển, ngoàiSu-30MK2 có đầy đủ khả năng phản ứng trước mọi tình huống, Su-22/27 chỉ làm tốtnhiệm vụ đối hải hoặc đối không. Tuy nhiên năng lực đối không của Su-27/30 cũngchỉ ở mức khá, chưa thực sự tạo ưu thế vượt trội.

Trong lúc chưa có trong tay một chiếc tiêm kích không chiến chuyênnghiệp như Su-30SM hay Su-35S, sự có mặt của F-15J sẽ lấp đầy khoảng trống nêutrên. Khi bay kèm Su-22/27/30, chúng sẽ tạo ra chiếc ô phòng không che phủ tincậy.

Nếu được phía Nhật Bản đồng ý bàn giao một vài chiếc F-15J đã quasử dụng sau khi đã tiến hành đại tu (khung thân của F-15 có thể kéo dài tới trên10.000 giờ bay) đi kèm với hỗ trợ dịch vụ hậu cần - kỹ thuật, kết nối hệ thốngthông tin liên lạc... thì đây có thể xem như một sự bổ sung đáng kể dành choKhông quân nhân dân Việt Nam.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo