COVID-19 bùng phát trở lại trên toàn cầu
Ấn Độ chật vật kiểm soát Ấn Độ chật vật kiểm soát COVID-19, lại thêm cảnh báo đỏ chủng đột biến kép Kappa, lại thêm cảnh báo đỏ chủng đột biến kép Kappa / Thế giới “đồng tâm hiệp lực” vượt qua giai đoạn nguy hiểm của đại dịch Covid-19
Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hôm 14/7 số ca tử vong do COVID-19 ghi nhận hồi tuần trước là 55.000 người. Con số này tăng 3% so với một tuần trước đó, và cũng là lần tăng đầu tiên sau 9 tuần giảm liên tiếp.
Bên cạnh đó, số ca mắc COVID-19tăng 10%, nhiều nhất ở Brazil, Ấn Độ, Indonesia và Anh.
Sự bùng phát của biến chủng Delta
Thực tế trên là hệ quả của tỷ lệ tiêm chủng thấp, quá trình nới lỏng các quy định phòng dịch kết hợp cùng sự bùng phát của biến chủng Delta (xuất hiện lần đầu ở Ấn Độ),APnhận định.
Theo WHO, biến thế Delta đã được xác định ở 111 quốc gia và sẽ chiếm phần lớn tỷ lệ ca nhiễm toàn cầu trong những tháng tới.
COVID-19 đang bùng phát trở lại. Ảnh: Reuters.
Trong đợt lây nhiễm lần này, số ca tử vong ở Argentina đã lên mức 100.000 trường hợp. Trong khi đó, số ca tử vong mỗi ngày ở Nga cũng đạt mức kỷ lục.
Các ca mắc COVID-19ở Bỉ do biến chủng Delta đã tăng gần gấp đôi trong tuần qua. Ở Anh, lần đầu tiên sau 6 tháng, ngành y tế cũng ghi nhận hơn 40.000 trường hợp mắc mới trong ngày.
Trong tuần tới, khi các quy định phòng dịch ở Anh được dỡ bỏ, Thị trưởng London Sadiq Khan cho biết đeo khẩu trang vẫn là yêu cầu bắt buộc đối với người dân tham gia phương tiện công cộng như xe bus hay tàu lửa.
Nhiều khu vực ở Tây Ban Nha, trong đó có Barcelona, đã chuyển sang áp dụng lệnh giới nghiêm qua đêm. Italy cũng yêu cầu cách ly đối với các công dân từ nước ngoài trở về.
Ở Mỹ, một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất trên thế giới, số ca nhiễm mới được xác nhận mỗi ngày đã lên mức 24.000 ca, tăng gấp đôi trong nửa tháng qua. Số ca tử vong vẫn đang có xu hướng giảm với khoảng 260 ca/ngày.
Riêng tại Los Angeles, hạt đông dân nhất ở Mỹ, hôm 13/7 chính quyền đã công bố ngày thứ năm liên tiếp có hơn 1.000 ca nhiễm mới.
Tình hình dịch ở châu Á trở nên nghiêm trọng
Trong khi đó, tình hình dịch bệnh tại châu Á vẫn diễn biến nghiêm trọng.
Ở Indonesia, nhà chức trách hôm 14/7 ghi nhận gần 1.000 ca tử vong và hơn 54.000 ca mắc mới, cao gấp 6,8 lần mức 8.000 ca/ngày ghi nhận hồi tháng 6.
Thậm chí, nhiều người dân đã phải giúp đỡ nhân viên dịch vụ mai táng đào các hố chôn bệnh nhân tử vong do khối lượng công việc quá lớn. Ở Myanamar, một số lò hỏa táng cũng phải hoạt động từ sáng đến đêm.
Trong bối cảnh Olympic chuẩn bị diễn ra, Tokyo lần thứ tư áp dụng tình trạng khẩn cấp. Thủ đô của Nhật Bản đang đối mặt với số ca nhiễm tăng nhanh còn các giường bệnh chật kín.
Giới chuyên gia lo ngại rằng số ca mắc COVID-19có thể tăng trên 1.000 trường hợp vào thời điểm trước khi Olympic diễn ra, thậm chí là hàng nghìn ca dương tính trong thời gian diễn ra các trận đấu.
Tại Sydney ở Australia, số ca COVID-19tăng cao khiến chính quyền phải kéo dài các hạn chế phòng dịch đối với thành phố 5 triệu dân đến cuối tháng 7, chậm hơn hai tuần so với kế hoạch ban đầu.
Tương tự, Hàn Quốc đã cũng áp dụng mức độ phòng dịch cấp độ 4 - "bán phong tỏa" Seoul và một số khu vực lân cận do số ca mắc tăng kỷ lục.
Hàn Quốc đã phải "bán phong tỏa" vùng thủ đô Seoul do số ca nhiễm tăng kỷ lục. Ảnh: Reuters.
Trên thực tế, 7 tháng sau khi chiến dịch tiêm chủng diễn ra, số ca tử vong trên toàn cầu giảm xuống còn khoảng 7.900 trường hợp mỗi ngày. Trước đó, số liệu từng đạt đỉnh với 18.000 ca/ngày hồi tháng 1, theo Đại học John Hopkins.
Trong khi đó, mỗi ngày có khoảng 450.000 ca mắc mới, giảm một nửa so với mức cao nhất ghi nhận vào cuối tháng 4.
WHO cho biết nhiều quốc gia hiện phải đối mặt với "áp lực đáng kể" nếu muốn dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch.
Tổ chức này cảnh báo nếu không thực hiện đúng cách, động thái trên sẽ tạo cơ hội cho virus SARS-CoV-2 lây lan mạnh hơn.
Người dân tại Pháp xếp hàng chờ tiêm chủng. Ảnh: Reuters.
Trên toàn thế giới, tỷ lệ tiêm chủng cũng đang phải tăng tốc để đối phó sự bùng phát của đại dịch.
Tại Mỹ, nhiều thanh niên đang tỏ ra ít quan tâm đến việc tiêm vaccine. Quốc gia này đã có gần 160 triệu người được tiêm chủng đầy đủ, chiếm hơn 55% dân số.
Chính quyền một số bang của Mỹ đã phải áp dụng một số biện pháp để khuyến khích người dân tiêm chủng, góp phần tăng tỷ lệ tiêm trên toàn quốc.
Dù vậy, trên toàn thế giới, dữ liệu của Our World in Data cho thấy mới chỉ có 25,6% dân số thế giới được tiêm liều vaccine COVID-19đầu tiên.
Không chỉ vậy, tỷ lệ tiêm chủng không đồng đều ở nhiều quốc gia. Trong khi những quốc gia dẫn đầu như Canada, Anh, Israel, Italy có tỷ lệ tiêm chủng cao, nhiều nơi thậm chí trên 60%, tại các nước thu nhập thấp, mới chỉ có 1% người dân được tiêm liều vaccine đầu tiên trong thời gian qua.
End of content
Không có tin nào tiếp theo