Cực hiếm cảnh tàu Petya III Việt Nam phóng ngư lôi hạng nặng SET-53M
Tàu hộ vệ săn ngầm Dự án 159 lớp Petya giữ vai trò rất quan trọng đối với Hải quân nhân dân Việt Nam.
Tàu chiến Mỹ mang tên lửa “nắn gân” Trung Quốc tại Thái Bình Dương / Trung Quốc e sợ trước phi đội "thần biển" chuyên săn tàu ngầm của Ấn Độ
Petya là tên định danh của NATO dành cho lớp tàu hộ vệ săn ngầm Dự án 159 Storozhevoi Korabl Đây là những chiếc tàu đầu tiên chạy bằng động cơ turbine khí của Hải quân Liên xô. Vai trò của chúng là chống tàu ngầm tại các vùng nước nông.
Tàu có lượng giãn nước tiêu chuẩn 950 tấn và lên tới 1.150 tấn khi đầy tải; chiều dài 81,8 m; chiều rộng 9,2 m; mớn nước 2,9 m; thủy thủ đoàn 90 người.
Trái tim của Petya là 2 động cơ turbine khí và 1 động cơ diesel có tổng công suất 36.000 mã lực, cho tốc độ tối đa 30 hải lý/h; tầm hoạt động 4.870 hải lý khi chạy với tốc độ 10 hải lý/h, hoặc 450 hải lý khi chạy ở tốc độ lớn nhất.
Hệ thống điện tử của Petya gồm radar Don-2, Slim Net, Hawk Screech, sonar gắn liền Herkules và cả sonar loại nhúng.
Hải quân Việt Nam được Liên Xô viện trợ tổng cộng 5 tàu Petya, gồm 3 chiếc Petya 2 và 2 chiếc Petya III vào thời điểm đầu những năm 1980.
Trong đó 2 tàu Petya III Việt Nam mang số hiệu 09 và 11, mỗi tàu vũ trang bằng 2 pháo nòng đôi AK-726 cỡ 76 mm; 4 bệ phóng rocket chống ngầm RBU-2500 và 1 giàn 3 ống phóng TTA-53-57 bis tương thích ngư lôi hạng nặng SET-53/53M.
SET-53 là ngư lôi chống tàu ngầm và tàu mặt nước cỡ 533 mm do Liên Xô nghiên cứu chế tạo, chính thức đưa vào biên chế từ năm 1958. Đến năm 1964, phiên bản nâng cấp SET-53M được hoàn thành với nhiều tính năng kỹ chiến thuật vượt trội.
Loại ngư lôi hạng nặng này không chỉ trang bị cho tàu mặt nước cỡ lớn mà còn xuất hiện trên cả các tàu phóng lôi có lượng giãn nước chỉ vài trăm tấn.
Thông số kỹ thuật cơ bản của ngư lôi SET-53/53M: Trọng lượng 1.480 kg; dài 7.800 mm; đầu đạn 100 kg; tầm bắn 8.000/14.000 m; tốc độ 23/29 hải lý/h; tầm hoạt động của đầu dò thụ động đạt 600 m.
Ngoài vai trò vũ khí chủ lực của tàu hộ vệ săn ngầm Petya III, loại ngư lôi này còn được lắp đặt trên tàu phóng lôi lớp Turya với 4 ống phóng đơn chia làm 2 cụm bố trí 2 bên sườn.
Tàu hộ vệ săn ngầm số hiệu 09 của Hải quân Việt Nam phóng ngư lôi SET-53M . |
So sánh với ngư lôi chống tàu ngầm - tàu mặt nước TEST-71 cỡ 533 mm trang bị cho tàu ngầm Kilo 636 cũng như tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 (cặp thứ hai) thì rõ ràng SET-53M thua kém rất nhiều khi TEST-71 có tầm bắn 15.000 m nếu chạy với tốc độ 40 hải lý/h hoặc 25.000 m khi chạy ở tốc độ 35 hải lý /h.
Bên cạnh đó, ngư lôi TEST-71 còn được trang bị hệ thống dẫn đường sóng âm kết hợp với việc nhận lệnh điều khiển thông qua dây dẫn nên cực kỳ khó gây nhiễu so với đầu dò thụ động dùng công nghệ cũ của SET-53M.
Thời gian qua đã có thông tin cho biết Ấn Độ đã thực hiện gói nâng cấp trên các tàu Petya của Việt Nam bằng cách lắp đặt thiết bị định vị thủy âm thế hệ mới mang tên HMS-X2, nhiều khả năng Petya III sau khi hiện đại hóa đã có thể phóng cả ngư lôi TEST-71.
Theo Tùng Dương/An ninh Thủ đô
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Biên đội tàu hộ vệ săn ngầm Petya III số hiệu 11 và 09 của Hải quân nhân dân Việt Nam.