Quốc tế

Cuôc đấu Mỹ-Triều: 5 vũ khí đắc lực từ hướng biển

Giới truyền thông Mỹ đã liệt kê năm hệ thống vũ khí chủ chốt của hải quân đánh bộ Hoa Kỳ, nếu xảy ra một cuộc 'Chiến tranh Triều Tiên II'.

Trong trường hợp xảy ra xung đột trên Bán đảo Triều Tiên, các lực lượng của Hoa Kỳ và Hàn Quốc sẽ phải tiến hành đổ bộ và tấn công vào miền Bắc bán đảo Triều Tiên. Các cuộc đổ bộ trong chiến dịch này phần lớn sẽ từ đường biển, dẫn đầu sẽ là Hải quân đánh bộ Hoa Kỳ (USMC).

Bài viết của tác giả Kyle Mizokami trên trang web của Tạp chí “Lợi ích Dân tộc” (National Interest - NI) của Mỹ đã liệt kê năm hệ thống vũ khí đóng vai trò chủ chốt của USMC, nếu xảy ra một cuộc “Chiến tranh Triều Tiên II”.

1. Xe tấn công đổ bộ lưỡng thê

Bất kỳ cuộc đổ bộ đường biển nào của lực lượng Hải quân Đánh bộ sẽ liên quan đến Phương tiện tấn công đổ bộ (Amphibious Assault Vehicles - AAV). Được giới thiệu lần đầu tiên vào đầu những năm 1970, AAV mang theo tới hai mươi mốt binh sĩ với đầy đủ thiết bị.

Bản chất “lưỡng thê” của chúng có nghĩa là chúng có thể bơi ra khỏi boong của một tàu đổ bộ Hải quân Hoa Kỳ (ví dụ như tàu tấn công lớp Wasp) và vào bờ, đổ quân lên bờ biển. Nếu cần, nó cũng có thể vận chuyển bộ binh vào sâu hơn trong đất liền.

AAVs có khả năng di chuyển lên đến 12 km một giờ trong nước và lên đến 72km một giờ trên đất liền. Chúng được trang bị vũ khí nhẹ, thường mang theo cả súng phóng lựu 40mm hoặc súng máy cỡ nòng 50mm.

AAV được bọc thép nhẹ, có khả năng chống chịu hỏa lực súng máy 14,5mm hoặc đạn pháo hạng nhẹ. Khả năng bảo vệ kém kết hợp với khả năng mang quân lớn của AAV khiến chúng dễ bị tổn thương trên chiến trường hiện đại.

2. Trực thăng MV-22 Osprey

Các cuộc tấn công đổ bộ hiện đại di chuyển thủy quân lục chiến bằng đường hàng không nhiều như đường biển. Máy bay có thể di chuyển nhanh hơn và xa hơn AAV và tàu đổ bộ, nó còn có thể hạ cánh cách xa bờ biển. Điều này làm tăng đáng kể lượng lực lượng tấn công, lật ngược tính thế, có thể khiến quân địch đang từ thế tấn công phải chuyển sang chủ động.

Một chiếc máy bay cánh quạt nghiêng như MV-22 Osprey có thể cất cánh và hạ cánh thẳng đứng như một chiếc trực thăng, xoay động cơ về phía trước tới chín mươi độ và bay như một chiếc máy bay cánh bằng thông thường. Điều này mang lại cho nó những lợi thế tốt nhất của cả hai loại máy bay.

MV-22 Osprey có thể mang theo tới hai mươi bốn lính thủy đánh bộ sẵn sàng chiến đấu, vận chuyển vũ khí hỗ trợ, vật tư hoặc phương tiện chiến đấu khác.

Osprey có tốc độ tối đa 365 km một giờ, bay nhanh hơn 1/3 lần so với máy bay trực thăng cùng trọng lượng. Nó có tầm bay lên tới 800km hoặc lớn hơn, nếu được tiếp nhiên liệu trên không.

Trong một kịch bản chiến tranh Triều Tiên, một lực lượng đổ bộ đường không do MV-22 sẽ hạ cánh xuống một địa điểm ở sâu trong đất liền, đẩy chỉ huy địch vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan vì phải đối phó với 2 cuộc tấn công ở trước mặt và sau lưng.

Sau một đảm bảo đánh chiếm một vị trí đầu cầu, MV-22 có thể nhảy cóc sang một bãi đáp khác, kẻ thù không biết nó có ý định đổ quân cách địa điểm cũ năm hay năm mươi dặm.

Các máy bay trực thăng là phương tiện chủ yếu của Mỹ trong đổ bộ đường biển

Trong một chiến dịch lớn, nếu lực lượng tấn công đổ bộ đánh chiếm một sân bay hoặc quân cảng, quân tiếp viện và đồ tiếp tế sẽ phải vận chuyển thông qua máy bay trực thăng. Mặc dù MV-22 Osprey tốc độ cao và có thể vận chuyển bộ binh, nhưng nó bị giới hạn về kích thước và trọng lượng của hàng hóa có thể mang theo nên chỉ phù hợp trong giai đoạn ban đầu; và Hảỉ quân Đánh bộ Mỹ cần một phương tiện vận chuyển lớn hơn, chở được nhiêùi hàng hóa hơn.

3. “Siêu ngựa thồ” CH-53E

CH-53E Super Stallion, máy bay trực thăng lớn nhất trong quân đội Hoa Kỳ, có khả năng mang tải trọng mười sáu tấn và năm mươi lăm lính thủy. Các máy bay trực thăng có tầm bay tối đa 800km, nhưng sẽ giảm xuống đáng kể nếu mang tải trọng tối đa. Tuy nhiên, nó có khả năng được tiếp nhiên liệu trên không, cho phạm vi bay gần như không giới hạn.

USMC thường sử dụng Super Stallions để chuyên chở các thiết bị hạng nặng, đặc biệt là pháo binh và xe bọc thép hạng nhẹ LAV-25 từ các tàu Hải quân Hoa Kỳ trên biển đến một địa điểm rất xa. Trực thăng cũng được sử dụng để di chuyển thương binh ra khỏi chiến trường đến các cơ sở y tế trên tàu hải quân.

4. Xe bọc thép hạng nhẹ LAV-25

Xe bọc thép hạng nhẹ hay LAV-25 là một chiếc xe bọc thép kiểu 8x8 gắn một khẩu pháo M242 Bushmaster 25 mm. LAV-25 là phương tiện bọc thép duy nhất có khả năng vận chuyển bằng đường biển thông qua tàu bổ bộ đệm khí LCAC, hoặc tự bơi vào bờ hoặc vận chuyển bằng trực thăng hạng nặng CH-53 Super Stallion.

Chiếc xe thiết giáp này có thể thực hiện các nhiệm vụ trinh sát vũ trang do đó, LAV-25 được giao cho các tiểu đoàn trinh sát thiết giáp của USMC. Ngoài ra, nó còn có các biến thể chống tăng, chỉ huy và kiểm soát, mang súng cối, vận chuyển quân...

Sự kết hợp giữa hỏa lực và tính cơ động của LAV-25 khiến nó trở thành kẻ thù nguy hiểm cho lực lượng chống đổ bộ đường biển của đối phương.

LAV-25 có thể vào bờ bằng đường biển hoặc đường hàng không, và một khi đã hiện diện trên hoặc dưới mặt đất, nó có thể nhanh chóng tản ra để thực hiện các nhiệm vụ trinh sát vũ trang. LAV-25 gần đây đã được nâng cấp lên tiêu chuẩn LAV-25A2, bao gồm việc nâng cấp bảo vệ bằng lớp giáp cải tiến, hệ thống treo cải tiến, hệ thống chữa cháy mới và hệ thống chụp ảnh nhiệt mới cho chỉ huy và xạ thủ.

5. Hệ thống pháo tên lửa cơ động cao (HIMARS)

Việc tái trang bị các hệ thống pháo - tên lửa phóng loạt HIMARS vào giữa những năm 2000 đã giúp cho lực lượng pháo binh của Hải quân Đánh bộ Mỹ gia tăng sức mạnh trong tác chiến đổ bộ đánh chiếm các mục tiêu trọng yếu.

HIMARS lấy hệ thống tên lửa 227mm đã được chứng minh khả năng trong hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) của Lục quân Hoa Kỳ, lắp đặt nó lên một chiếc xe tải năm tấn, cung cấp một nền tảng bắn cho tối đa sáu tên lửa (hoặc một tên lửa đất đối đất ATACMS.

HIMARS có thể nhanh chóng di chuyển vào bờ bằng tàu bổ bộ đệm khí LCAC, và trong vòng vài phút có thể thực hiện nhiệm vụ tấn công chính xác vào mục tiêu trong phạm vi đến bốn mươi ba dặm. 6 quả đạn rocket hoặc một quả tên lửa có tầm phóng 300km cho một loạt bắn cho phép HIMARS tấn công các mục tiêu với độ chính xác cao ngay từ giây phút đầu tiên tham chiến.

Gần đây, Hải quân đánh bộ Mỹ đã thử nghiệm cố định vững chắc các xe vận chuyển HIMARS (bằng xích) trên boong các tàu tấn công đổ bộ, cung cấp cho lực lượng đổ bộ đường biện một phương tiện hỏa lực có tầm bắn xa, uy lực mạnh và cực kỳ chính xác.

Theo Nhật Nam/Báo Đất Việt
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo