Cuộc đua tàu ngầm hạt nhân: Nga dẫn đầu, ví trí thứ 2 vẫn là Mỹ
Với khả năng tác chiến độc lập, sở hữu năng lực tấn công răn đe hạt nhân, sức uy hiếp chiến lược lớn, tàu ngầm hạt nhân đang được nhiều nước tập trung phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tàu ngầm hạt nhân đen nhất thế giới: Hai lần chìm và ba số phận / Dàn tàu ngầm "bỏ túi" của Iran phải làm sao để săn được tàu Mỹ?
Sức ép an ninh ngày càng lớn, các cường quốc quân sự như Mỹ, Nga, Anh, Trung Quốc và Pháp đã và đang đẩy mạnh phát triển lực lượng tàu ngầm tấn công hạt nhân thế hệ mới như một cách tăng cường năng lực tác chiến hạt nhân cũng như tạo thêm sức uy hiếp chiến lược cho các quốc gia thù địch.
Trong đó, Hải quân Mỹ đang phát triển tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia, Hải quân Nga phát triển tàu ngầm hạt nhân lớp Project 885 Yasen, Hải quân Anh phát triển tàu ngầm hạt nhân lớp Astute, Hải quân Pháp phát triển tàu ngầm hạt nhân lớp Barracuda, Hải quân Trung Quốc đẩy mạnh phát triển tàu ngầm hạt nhân lớp Jin 094.
Hiện tại các loại tàu ngầm hạt nhân tấn công trên đều được nghiên cứu phát triển dựa trên những yêu cầu tác chiến thực tế, trong đó đặc biệt được chú trọng nâng cao năng lực tàng hình và khả năng tìm kiếm tàu ngầm đối phương, góp phần nâng cao sức mạnh tổng thể trên phương diện năng lực tác chiến chống ngầm, tác chiến chống hạm cho lực lượng hải quân các nước. Theo các chuyên gia phân tích quân sự, trong thời gian tới tàu ngầm hạt nhân tấn công sẽ phát triển theo một số đặc điểm chính sau:
Tàu ngầm hạt nhân lớp Barracudacủa Pháp. Ảnh: Wikipedia |
- Trang bị lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới, giảm giá thành nghiên cứu chế tạo. Các tàu ngầm hạt nhân tấn công thế hệ mới của Mỹ, Anh và Pháp đều được trang bị lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới để nâng cao năng lực cơ động và vận hành của động cơ. Bên cạnh đó, việc ứng dụng các công nghệ mới trong lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới còn giúp các nước giảm tối đa chi phí nghiên cứu chế tạo.
Các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia của Mỹ, Astute của Anh do được trang bị lò phản ứng mới S9G với năng lực làm giàu Uranium ở mức độ cao nên trong toàn bộ quá trình vận hành không cần phải thay thế các thanh nhiên liệu.
Trong khi đó, với kinh nghiệm lâu năm trong kỹ thuật hạt nhân, tàu ngầm hạt nhân tấn công Barracuda của Pháp mặc dù sử dụng lò phản ứng hạt nhân làm giàu Uranium ở mức độ thấp nhưng vẫn có tuổi thọ kéo dài hơn từ 7 - 10 năm so với tàu ngầm hạt nhân thế hệ cũ Rubis. Đồng thời, tàu ngầm hạt nhân tấn công Barracuda của Pháp cũng không cần phải thay thế thanh nhiên liệu trong suốt thời gian vận hành của tàu.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn 094 của Trung Quốc. Ảnh: Xinhua |
- Ứng dụng kỹ thuật đẩy phản lực nước Pump-jet mới để có thể hoạt động được tại vùng nước nông. Tàu ngầm hạt nhân tấn công thế hệ mới của Mỹ, Anh và Pháp đều được ứng dụng công nghệ mới sử dụng kỹ thuật đẩy phản lực nước Pump-jet thế hệ mới để nâng cao khả năng tàng hình và công suất.
Kỹ thuật đẩy động cơ mới này cho phép tàu tạo ra ít bọt khí hơn, đồng thời tiếng ồn động cơ cũng giảm thiểu rất nhiều. Ngoài ra, động cơ của kỹ thuật này được lắp đặt bên trong thân tàu nên thuận tiện cho công tác bảo dưỡng, sửa chữa; đồng thời giúp tàu có thể hoạt động dễ dàng tại vùng nước nông hơn so với các loại tàu sử dụng công nghệ khác.
- Sử dụng tổng hợp nhiều giải pháp để giảm thiểu tối đa tiếng ồn của động cơ. Có thể nói, tính năng tàng hình là một trong những ưu điểm quan trọng nhất và đặc trưng nhất của các loại tàu ngầm hạt nhân tấn công, đồng thời đây cũng là nhân tố cơ bản để bảo đảm khả năng sống còn cho tàu ngầm.
Chính vì vậy, các nước đã sử dụng tổng hợp nhiều giải pháp để giảm thiểu tiếng ồn, trong đó có một số giải pháp cụ thể sau: Tất cả các loại thiết bị động lực và thiết bị hỗ trợ lực đẩy đều được lắp đặt trên giá giảm chấn động để giảm thiểu độ rung lắc và độ ồn; sử dụng các lò phản ứng hạt nhân mới với tiếng ồn nhỏ, cung cấp năng lượng lớn cho động cơ; sử dụng vật liệu hấp thụ tiếng ồn trong thiết kế thân tàu để tăng năng lực hấp thụ tiếng ồn khi tàu di chuyển.
- Sử dụng cột buồm lượng tử ánh sáng thay thế kỹ thuật kính ngắm quang học truyền thống. Theo đó, tàu ngầm lớp Virginia của Mỹ sử dụng cột buồn lượng tử ánh sáng BVS-1, tàu ngầm Astute của Anh sử dụng cột buồn lượng tử ánh sáng 3CMO 10, tàu ngầm Barracuda của Pháp sử dụng cột buồn lượng tử ánh sáng thế hệ mới do Tập đoàn SAFRAN nghiên cứu chế tạo. So với các loại kính ngắm quang học thế hệ cũ, cột buồm lượng tử ánh sáng có giá thành thấp hơn, hình ảnh hiển thị rõ ràng và sắc nét hơn, tốc độ đường truyền nhanh hơn, tiết giảm tối đa không gian làm việc bên trong trung tâm chỉ huy của tàu ngầm.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Astute, của Anh. Ảnh: Wikipedia
- Sử dụng hệ thống sonal 3D nâng cao năng lực trinh sát, thăm dò, phát hiện các loại mục tiêu dưới nước. Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia của Mỹ được trang bị hơn 10 hệ thống sôna, bao gồm sôna quét mảng pha điện tử chủ động, sôna quét mảng pha điện tử bị động, bên mạn phải được lắp đặt hệ thống BQG-5A, sôna chỉ huy, hai phía đầu và đuôi tàu được lắp sôna chủ động cao tần, ngoài ra hệ thống đặc biệt được chú ý và quan trọng nhất là hệ thống sôna xử lý trung tâm AN/BQQ-10 (V4).
Trong khi đó, tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Astute của Anh được trang bị hệ thống sôna tổng hợp tấn công và tìm kiếm bị động 2076 do hãng Thales/Pháp nghiên cứu chế tạo. Hệ thống sôna này gồm một số thành phần chính như sôna quét mảng pha điện tử chủ động/thụ động, sôna tìm kiếm đánh chặn, sôna thăm dò và phát hiện thủy lôi. Tàu ngầm hạt nhân tấn công Barracuda của Pháp được trang bị hệ thống sôna tổng hợp UMS-3000 do hãng Thales nghiên cứu chế tạo. Hệ thống sôna này gồm nhiều sona hiện đại khác nhau được lắp đặt tại phần mũi tàu, đuôi tàu và hai bên mạn của tàu để nâng cao năng lực tìm kiếm, thăm dò, phát hiện đối phương và thủy lôi.
- Sử dụng kỹ thuật phóng thẳng đứng, nâng cao năng lực phóng được nhiều loại vũ khí khác nhau. Việc sử dụng kỹ thuật phóng thẳng đứng giúp tàu ngầm nâng cao tính năng tàng hình, tốc độ nhanh hơn so với kỹ thuật phóng bằng ống phóng ngư lôi nên cùng một thời điểm có thể tấn công nhiều loại mục tiêu khác nhau.
Nhận thức được ưu điểm này, tàu ngầm hạt nhân tấn công thế hệ mới của các nước đều sử dụng phương thức phóng thẳng đứng. Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia của Mỹ được coi là lớp tàu ngầm hạt nhân có năng lực phóng thẳng đứng vượt trội so với các loại tàu ngầm cùng loại hiện nay. Lô sản xuất gồm 10 chiếc Virginia đầu tiên được trang bị 12 ống phóng thẳng đứng đơn, đồng nghĩa với việc có thể phóng 12 quả tên lửa hành trình Tomahawk trong mỗi lần phóng.
Với lô 8 chiếc Virginia thứ hai được trang bị 6 ống phóng thẳng đứng kép thay thế cho 12 ống phóng đơn như thiết kế tại 10 chiếc lô đầu tiên. Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Project 885 Yasen của Hải quân Nga được trang bị 8 óng phóng thẳng đứng SM-346 dùng để phóng các tên lửa hành trình hoặc tên lửa chống hạm.
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo
Tàu ngầm hạt nhân Đề án 885 "Yasen" của Nga. Ảnh: Lenta