Quốc tế

Đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine đang đi vào ngõ cụt, điều gì sẽ xảy ra?

Cả Nga và Ukraine đều bày tỏ không lạc quan về cuộc hòa đàm từ sau cuộc gặp tại Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng trước.

5 quốc gia khiến Mỹ “đau đầu” trong chiến dịch gây sức ép với Nga / Tổng thống Putin: Nga quyết không để bị cô lập và sẽ thích ứng với tình hình kinh tế mới

Trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, Ukraine đã đi chệch hướng khỏi thỏa thuận đạt được trong cuộc hòa đàm ở thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ thì phía Ukraine cho biết, cuộc đàm phán đang cực kỳ khó khăn. Những tuyên bố của hai bên cho thấy, triển vọng tháo gỡ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine khó có cơ hội trong tương lai gần.

Ảnh minh họa: Reuters
Ảnh minh họa: Reuters

Phát biểu trước báo giới, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Ukraine đã đi ngược lại các thỏa thuận dự kiến được thực hiện giữa các đoàn đàm phán Nga và Ukraine tại Istanbul vào cuối tháng 3 vừa qua. Ngoài ra, theo ông Putin, các cuộc đàm phán hòa bình "rơi vào tình trạng bế tắc" bởi Ukraine đã từ chối công nhận Crimea thuộc Nga và sự độc lập của khu vực Donbass. Ông cũng bảo vệ chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine: “Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine được thực hiện nhằm đảm bảo an ninh cho nước Nga. Rõ ràng chúng tôi không còn lựa chọn nào khác. Đó là bước đi đúng đắn để bảo vệ người dân khu vực Donbass”, Tổng thống Nga nhận định.

Trong khi đó, Ukraine cho biết, cuộc hòa đàm đang diễn ra với Nga để chấm dứt chiến sự là "cực kỳ khó khăn". Cố vấn Tổng thống Ukraine đồng thời là Trưởng đoàn đàm phán của nước này Mykhaylo Podolyak cũng bác bỏ cáo cuộc của Nga khi nói rằng, các nhà đàm phán Ukraine làm chậm trễ thảo luận bằng cách thay đổi các yêu cầu:

"Phía Nga tuân thủ các chiến thuật truyền thống là gây sức ép dư luận đối với quá trình đàm phán, bao gồm cả việc thông qua một số tuyên bố công khai. Tuy nhiên, lập trường của chúng tôi sẽ không thay đổi. Chúng tôi sẽ tuân thủ những đề xuất mà chúng tôi đã đưa ra tại cuộc đàm phán với Nga ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ”.

Như vậy, các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine kéo dài gần 2 tháng nay cho đến thời điểm này đã không mang lại kết quả cụ thể. Hiện vấn đề lớn nhất mà các bên đang gặp phải là Nga đang yêu cầu Ukraine chính thức công nhận Crimea là một phần của Nga và các khu vực ở Donbass là các quốc gia độc lập.

Trong một diễn biến có thể khiến cuộc xung đột Nga - Ukraine thêm trầm trọng là dự kiến, hôm nay, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ công bố cho Ukraine. Các thiết bị nằm trong gói hỗ trợ bổ sung này có thể bao gồm các hệ thống pháo mặt đất hạng nặng cho Ukraine, trong đó có cả pháo phản lực.

 

Trước đó, Mỹ cũng đã cung cấp hơn 1,7 tỷ USD hỗ trợ an ninh cho Kiev kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine ngày 24/2. Các lô vũ khí được chuyển đi bao gồm tên lửa phòng không Stinger và tên lửa chống tăng Javelin cũng như đạn dược và áo giáp. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong thời gian qua liên tục kêu gọi các nhà lãnh đạo Mỹ và châu Âu cung cấp vũ khí và thiết bị hạng nặng để đói phó với chiến dịch quân sự của Nga.

Với những diễn biến trên thực địa và bàn đàm phán như vậy, thì có thể thấy cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine khó chấm dứt trong thời gian ngắn khi các bên vẫn chưa dung hòa được lợi ích của mình.

Xung đ?t Nga - Ukraine
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm