Để nâng cao sức mạnh hải quân, Trung Quốc kết hợp 2 loại tên lửa 'đặc biệt' gì?
Tên lửa chống hạm YJ-18 và tên lửa chống ngầm YJ-18A là 2 lại tên lửa có khả năng tấn công chính xác tàu mặt nước từ cự li xa. Một quả tên lửa loại này có thể đánh chìm 1 tàu khu trục có trọng tải vài nghìn tấn, là lợi khí trong bảo vệ chủ quyền biển của Hải quân Trung Quốc.
Tên lửa chống hạm YJ-18 được Trung Quốc công khai từ năm 2014, cùng lúc đó, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc cũng công bố Hải quân Trung Quốc đang thử nghiêm loại tên lửa mới phóng từ trên tàu với độ cao thấp trên mặt biển có khả năng tấn công chính xác mục tiêu.
YJ-18 được phát triển trên cơ sở tên lửa hành trình 3M-54 Klub của Nga, năm 1994 Trung Quốc mua từ Nga tàu ngầm kilo điện –diesen loại 636 được trang bị tên lửa hành trình 3M-54E Klub. Từ đó, Trung Quốc tiến hành nghiên cứu tên lửa hành trình 3M-54E, đến năm 2000 bắt đầu quá trình chế tạo, năm 2013 hoàn thành chế tạo và đưa ra YJ-18.
Loại tên lửa này đã trở thành thế hệ tên lửa chống hạm thông dụng của Trung Quốc và có 3 biến thể phóng từ trên tàu mặt nước, tàu ngầm và bờ biển. Đồng thời, Trung Quốc cũng triển khai nghiên cứu phát triển tên lửa hành trình tầm xa đối đất được phóng từ tàu mặt nước và tàu ngầm.
Còn đối với tên lửa YJ-18A, đây là biến thể của YJ-18, được phóng từ tàu ngầm, có tầm phóng 500 km vượt trội so với tên lửa 3M54E của Nga, chỉ có 220 km. YJ-18A loại phóng từ tàu ngầm càng có nhiều cải tiến hơn so với tên lửa tương tự 3M54.
Tên lửa này có thể phóng từ ống phóng ngư lôi của tàu ngầm, thiết bị đẩy có thể điểm hỏa dưới nước, sau khi lên khỏi mặt nước, tên lửa sẽ được tách ra từ đầu bộ phận đẩy, hành trình ở độ cao 5-7 m so với mặt nước biển, dưới tầm phát hiện của radar đối phương.
Tuy nhiên, năm 2015, Trung Quốc lại đưa ra tên lửa chống hạm vượt siêu thanh YJ-12, rất nhiều chuyên gia hoài nghi, tại sao Trung Quốc lại đồng thời trang bị 2 loại tên lửa chống hạm có tính năng tương tự nhau?
Theo quan điểm của Hải quân Trung Quốc, vũ khí trang bị không phải là “nhất thành bất biến”, cùng với sự thay đổi không ngừng của các loại hình chiến tranh, vũ khí trang bị cũng từng bước hình thành những hệ thống, tổ hợp và cũng có những tiêu chuẩn nhất định. Nhưng vấn đề là dù loại vũ khí và thiết bị nào, rất khó đạt được sự hoàn hảo, do vậy trong một số chiến thuật, thường có các sự phối hợp cao thấp nhất định, chẳng hạn như F-15 và F-16 của Mỹ, Su-27 và MiG-29 của Nga.
Kế t hợp YJ-12 và YJ-18 là “lợi khí” của Hải quân Trung Quốc khi tác chiến trên biển. Nguồn: Sohu.
YJ-12 và YJ-18 cũng như vậy, khi đưa vào sử dụng cũng phải có sự phối hợp nhất định, tuy nhiên cũng có nhiều sự khác biệt, YJ-18 có thể được coi là sự lựa chọn thấp hơn của YJ-12, Hải quân Trung Quốc đồng thời trang bị 2 loại tên lửa này là căn cứ theo yêu cầu thực tế nhất định.
Tên lửa chống hạm YJ-12 dựa trên kỹ thuật động cơ nén loại tổ hợp của tên lửa chống hạm 3M-80 Sunburn và tên lửa chống radar (ARM) X-31 do Nga chế tạo. Sau khi cải tiến, có thể bay với tốc độ vượt siêu thanh trong quỹ đạo phức tạp trên không. Chuyên gia trang bị Hải quân, Thiếu tướng Doãn Trác tiết lộ, tên lửa YJ-12 có tầm phóng gấp 2 lần tên lửa BrahMos của Ấn Độ, tốc độ bay cũng rất nhanh. YJ-12 có trọng lượng 3 tấn, dài gần 7 m, tốc độ hành trình là 4 mach, tầm phóng tối đa vượt qua 400 km.
Bán kính tuần tra tác chiến lớn nhất của máy bay F/A-18 trên tàu sân bay Mỹ khoảng 600 km, như vậy, YJ-12 có thể tấn công tàu sân bay Mỹ ngay sát biên giới bán kính tuần tra của F/A-18 hoặc ngoài bán kính tác chiến của máy bay này, mà có thể không chịu sự ngăn chặn của máy bay đối phương, do vậy, nó hoàn toàn là loại vũ khí có lực đe dọa mạnh mẽ với tàu sân bay.
Trong báo cáo Sức mạnh quân sự Trung Quốc của Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra năm 2017 đã chỉ ra, YJ-12 là tên lửa chống hạm vượt siêu thanh nguy hiểm nhất trên thế giới hiện nay, khả năng uy hiếp đã vượt qua tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D.
Tuy nhiên, quỹ đạo bay của YJ-12 ở độ cao khoảng 10.000 – 15.000 m, hoàn toàn nằm trong phạm vi thăm dò của radar trên tàu chiến, có thể nói, đối phương sẽ có thời gian và khoảng cách càng xa và dài hơn để đánh chặn tên lửa YJ-12 so với tên lửa chống hạm quỹ đạo thấp. Mặc dù YJ-12 có uy ực lớn, đủ để tiêu diệt tàu chiến đối phương, nhưng khả năng đột phá phòng không không được coi là xuất sắc, rất khó có thể tấn công khi đối phương đã có sự chuẩn bị, đây cũng là khuyết điểm của YJ-12.
Đối với tên lửa chống hạm loại hành trình mà nói, tầm phóng xa, tính năng tàng hình, tốc độ và cao độ hành trình vẫn có những mâu thuẫn phức tạp đan xen. Tên lửa vượt siêu thanh phải chịu áp lực không khí lớn, trọng lượng cũng nặng hơn nhiều so với tên lửa cận âm, do vậy nó cần nhiều nhiên liệu hơn, nhiên liệu cho tên lửa bay ở tốc độ 0,8 lần cận âm chỉ bằng 1/10 tên lửa bay ở tốc độ gấp 3 lần âm thanh.
Điều này lý giải cho việc tại sao tên lửa YJ-83 chỉ có trọng lượng không đến 600 kg mà lại có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách hơn 280 km, trong khi đó tên lửa vượt siêu thanh 3M-80 nhập khẩu trọng lượng đạt 4 tấn, tương đương khoảng 7 quả YJ-83, tốc độ bay gần 2,3 mach chỉ có tầm phóng khoảng 120 km.
Để khắc phục vấn đề này, Trung Quốc đưa YJ-18 phối hợp với YJ-12, áp dụng mô hình tích hợp tên lửa cận âm và tên lửa vượt siêu âm, phóng thẳng đứng/ cùng khung/ phát xạ nhiệt. Sử dụng hệ thống động lực như vậy, dựa vào tên lửa đẩy và động cơ phản lực trong giai đoạn hành trình để đảm bảo độ cao bay dưới 5 m ; khi bước vào giai đoạn tấn công cuối cùng, tên lửa sẽ được cung cấp động lực bằng động cơ nhiên liệu rắn.
Do đó, tốc độ của YJ-18 trong giai đoạn hành trình thấp hơn nhiều so với YJ-12, chỉ khoảng 0,8 Mach, nhưng nó có thể đạt Mach 3 trở lên trong giai đoạn “nước rút” cuối cùng. Điều này làm cho YJ-18 có thể tránh sự phát hiện và đánh chặn của hệ thống phòng không đối phương tốt hơn so với YJ-12 và xác suất tấn công chúng đích sẽ tăng lên rất nhiều.
Ngoài ra, YJ-18 còn một ưu thế nữa so với YJ-12, đó là có thể sử dụng hệ thống dọc để phóng và cũng có thể phóng từ ống phóng ngư lôi tàu ngầm. Điều này làm cho YJ-18 hoạt động tốt hơn trên tàu mặt nước và tàu ngầm so với YJ-12.
YJ-12 được chế tạo dựa trên phiên bản tên lửa chống hạm 3M-80E của Nga, thiết kế tổng thể đã được hoàn thiện. Mặc dù Trung Quốc đã thực hiện một số cải tiến cho nó, nhưng rất khó để giảm kích thước khổng lồ của nó, chỉ có thể sử dụng bệ phóng nghiêng, không thể phù hợp với hệ thống phóng đứng.
Tên lửa không đối hạm YJ-12 là vũ khí tấn công quan trọng của máy bay H-6K, điều này là không thể thay thế, do YJ-18 không có loại hình phóng từ trên không. Đồng thời, do thân của YJ-12 lớn, không thể phóng từ ống phóng ngư lôi loại 533 m của tàu ngầm, cho nên YJ-18 phóng từ tàu ngầm cũng không thể thay thế. Trang bị đồng thời 2 loại tên lửa này là sự lựa chọn hàng đầu của Hải quân Trung Quốc.
Xét từ nhiều góc độ, mặc dù không gian phát triển của YJ-12 không lớn, nhưng bản thân tên lửa này có thể phóng từ trên không, uy lực mạnh và bay ở tốc độ vượt siêu âm trong toàn bộ hành trình của mình nên vẫn là loại tên lửa không thể thiếu của Hải quân Trung Quốc. Trong khi đó không gian phát triển của YJ-18 lớn, bất luận là lắp đặt trên tàu khu trục lớp 052D và 055, thì khả năng đột phá phòng không mạnh mẽ của nó vẫn là sự ưu tiên hành đầu trong việc tấn công tàu đối phương.
YJ-18/18A đã được trang bị rộng rãi trên các tàu khu trục lớp 052D và tàu ngầm tấn công loại 093, 093A/B. Tuy nhiên, do hệ thống tên lửa này không có loại phóng nghiêng/ phóng trên không, do vậy Hải quân Trung Quốc đã sử dụng động cơ tổng hợp hỏa tiễn – nén để có thể phát huy tối đa sức mạnh của tên lửa này.
Ngoài ra, một biến thể mới của YJ-12 là YJ-12B – tên lửa bờ đối hạm khi kết hợp vói tên lửa cận âm bờ đối hạm YJ-62A cũng tạo thành hệ thống hỏa lực phòng ngự bờ biển – hải đảo mạnh mẽ mới.
Kết hợp YJ-12 với YJ-18/18A hoặc YJ-12B với YJ-62A là những lựa chọn hàng đầu cho Hải quân Trung Quốc trong việc duy trì sức mạnh trên biển. Chuẩn đô đốc hải quân Mỹ George Wikoff (17/10/2019) khẳng định, trong chuyến tuần tra Biển Đông trên đường đến Singapore của tàu sân bay USS Ronald Reagan vừa qua, Mỹ đã phát hiện Trung Quốc bố trí phi pháp tên lửa chống hạm YJ-12 và radar tầm xa trên một số thực thể chiếm đóng tại quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).
End of content
Không có tin nào tiếp theo