Trên thế giới, không nhiều quốc gia có khả năng vận hành lực lượng Không quân Hải quân quy mô lớn và số lượng máy bay cất cánh được từ hàng không mẫu hạm cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Lực lượng Không quân Hải quân mạnh nhất thế giới thời điểm hiện tại không ai khác chính là Mỹ. Quốc gia này sở hữu một loạt các loại chiến đấu cơ cất - hạ cánh từ tàu sân bay và đông đảo nhất trong số đó chính là những chiếc F/A-18 các phiên bản. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngoài ra, Không quân Hải quân Mỹ còn sở hữu máy bay vận tải C-2 Greyhound. Loại vận tải cơ này được sử dụng làm nhiệm vụ "ship hàng" theo đúng nghĩa đen. Thậm chí khi thủy thủ trên tàu sân bay Mỹ lênh đên giữa biển, họ vẫn có thể đặt hàng trên mạng và chuyển tới căn cứ tư lệnh hải quân gần nhất, sau đó C-2 Greyhound sẽ vận chuyển gói hàng đó lên đến tàu sân bay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Để phục vụ việc huấn luyện phi công cất - hạ cánh từ tàu sân bay, Hải quân Mỹ sử dụng máy bay phản lực huấn luyện T-45 Goshawk - một phiên bản cải biên từ máy bay phản lực huấn luyện Hawk do Anh thiết kế trước đây. Nguồn ảnh: Pinterest.
Không thể không nhắc tới loại chiến đấu cơ đầy tai tiếng nhưng cũng không kém phần hiện đại đó là tiêm kích F-35. Hiện tại F-35 đang có ba phiên bản, phiên bản F-35A hoàn toàn không cất cánh được từ tàu sân bay, phiên bản F-35B có khả năng hoạt động trên tàu sân bay bằng cách hạ cánh thẳng đứng còn F-35C hoạt động trên tàu sân bay dựa vào máy phóng tương tự như F/A-18. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trước khi F-35B ra đời, Mỹ từng sử dụng số lượng rất lớn chiến đấu cơ AV-8B Harrier - loại chiến đấu cơ có khả năng cất - hạ cánh thẳng đứng từ tàu sân bay hoặc tàu đổ bộ tấn công. Nguồn ảnh: Pinterest.
Để phối hợp tác chiến không quân quy mô lớn, Hải quân Mỹ cũng có máy bay cảnh báo sớm với khả năng cất cánh từ tàu sân bay. Hiện tại, lực lượng này đang sử dụng E-2 Hawkeye và đây cũng là loại máy bay cảnh báo sớm duy nhất cất - hạ cánh được trên tàu sân bay hiện nay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngoài Mỹ, Pháp cũng sản xuất máy bay có khả năng cất- hạ cánh trên tàu sân bay để phục vụ trên tàu sân bay nguyên tử của quốc gia này. Chiếc chiến đấu cơ RafaleM là loại máy bay phản lực duy nhất được Pháp tự chế tạo và phục vụ trên tàu sân bay Charles de Gaulle của quốc gia này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trung Quốc với việc nổi lên như một "thế lực mới" trong thời gian gần đây cũng mới chỉ sản xuất được duy nhất một loại chiến đấu cơ cất cánh từ tàu sân bay. Đó là chiếc Shenyang J-15. Nguồn ảnh: Pinterest.
Không quân Hải quân Nga hiện đang có tổng cộng ba loại máy bay cất cánh từ tàu sân bay - nhiều thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ dù rằng quốc gia này không còn tàu sân bay nào. Loại máy bay hiện đại nhất của Nga cất - hạ cánh được trên tàu sân bay là MiG-29K. Nguồn ảnh: Pinterest.
Loại chiến đấu cơ thứ hai của Nga có khả năng cất - hạ cánh từ tàu sân bay là Su-33 - một phiên bản chiến đấu cơ được cải biên từ Su-27, có khả năng mang theo nhiều vũ khí hơn khi cất cánh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cuối cùng là cường kích cơ Su-25 Grach. Đây cũng là một loại máy bay do Liên Xô thiết kế, Nga sử dụng trên tàu sân bay. Ngoài ra, Su-25 cũng là loại cường kích cơ "đúng nghĩa" duy nhất trên thế giới hoạt động trên tàu sân bay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Theo Tuấn Anh/Kiến thức
Theo Tuấn Anh/Kiến thức