Quốc tế

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 12/7

Dưới đây là những diễn biến chính đáng lưu ý trong tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine ngày 12/7/2023.

KAAN - Tiêm kích thế hệ thứ năm của Thổ Nhĩ Kỳ / Ukraine vẫn chưa nhận được lời mời gia nhập NATO

Nga sẽ đáp trả trong trường hợp Mỹ cung cấp bom chùm cho Ukraine: Ngày 11/7, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố, trong trường hợp Mỹ chuyển giao bom, đạn chùm cho Ukraine, Nga sẽ đáp trả tương tự. Ông nhấn mạnh, Nga cũng có bom chùm đang được sử dụng, "chúng hiệu quả hơn nhiều so với bom chùm của Mỹ, phạm vi hoạt động rộng hơn và đa dạng hơn". Tuy nhiên, nhận thấy mối đe dọa mà những vũ khí này gây ra cho dân thường, Moscow đã hạn chế sử dụng chúng trong chiến dịch quân sự đặc biệt.
Châu Âu tiến thoái lưỡng nan với bài toán vẽ lại bản đồ mua sắm quốc phòng: Chi tiêu quân sự của các nước EU đang gia tăng đáng kể, nhưng có sự chia rẽ nội khối về cách sử dụng số tiền này: mua hay không mua vũ khí Mỹ?
Ukraine khai hỏa lựu pháo D-20 về phía Nga tại một vị trí gần Bakhmut. Ảnh: Reuters.

Ukraine khai hỏa lựu pháo D-20 về phía Nga tại một vị trí gần Bakhmut. Ảnh: Reuters.

Phương Tây bị đổ lỗi vì những thiếu sót trong cuộc phản công của Ukraine: Kiev chưa nhận được đủ sự hỗ trợ quân sự từ phương Tây để tiến hành phản công thành công - một cuộc điều tra chung dẫn đầu bởi một hãng truyền thông Ukraine cho hay. Theo cuộc điều tra này, một số nước thành viên NATO hành động quá chậm chạp và ích kỷ trong việc sản xuất cũng như vận chuyển vũ khí cho Kiev. Đồng thời báo cáo điều tra trên cũng cho rằng Ukraine không có đủ phương tiện để đáp ứng "kỳ vọng cao của thế giới" trong chiến dịch này.
Tổng thống Séc nói cánh cửa cơ hội của Ukraine khép lại vào cuối năm nay: Ukraine nên đặt mục tiêu giành lại nhiều lãnh thổ nhất có thể bởi vào cuối năm nay, nước này có lẽ không còn cơ hội thứ hai để phản công, Tổng thống Cộng hòa Séc Petr Pavel cảnh báo. Ông cũng dẫn ra "sự mệt mỏi vì chiến tranh" và những cuộc bầu cử tổng thống sắp tới là các lý do giải thích vì sao các nước ủng hộ Kiev có lẽ không muốn kéo dài cuộc xung đột này.
NATO nhất trí đơn giản hóa quá trình gia nhập liên minh của Ukraine: Tổng thư ký Jens Stoltenberg cho biết, các đồng minh đã nhất trí về gói ba yếu tố nhằm đưa Ukraine đến gần hơn với NATO. Tại cuộc họp báo sau ngày đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh NATO, Tổng thư ký Jens Stoltenberg tuyên bố: “Các đồng minh đã nhất trí về gói ba yếu tố nhằm đưa Ukraine đến gần hơn với NATO. Yếu tố đầu tiên là một chương trình kéo dài nhiều năm sẽ giúp tái thiết lĩnh vực quốc phòng và an ninh của Ukraine và chuyển từ các tiêu chuẩn của Liên Xô sang các tiêu chuẩn của NATO. Yếu tố thứ hai là thành lập Hội đồng Ukraine - NATO mới - một diễn đàn để tham vấn và ra quyết định, nơi các thành viên sẽ bình đẳng với Kiev”. Mặt khác, các nước NATO gọi Nga là "mối đe dọa trực tiếp và nghiêm trọng nhất đối với an ninh của các đồng minh, cũng như hòa bình và ổn định ở khu vực châu Âu - Đại Tây Dương".
Phương Tây trước bước lùi hỗ trợ vũ khí giữa lúc Ukraine gia tăng phản công: Các nước châu Âu như Đức, Italy và Anh đã cảnh báo trong nhiều tháng qua rằng kho vũ khí còn lại của họ sau khi hỗ trợ Ukraine chỉ đủ cầm cự trong 48 - 72 tiếng chiến đấu nếu một cuộc tấn công bất ngờ xảy ra.
Ngoại trưởng Nga giải thích lý do xung đột ở Ukraine chưa kết thúc: Cuộc xung đột ở Ukraine sẽ không kết thúc cho đến khi phương Tây từ bỏ ý tưởng gây ra thất bại chiến lược cho Nga bằng cách sử dụng Kiev làm lực lượng ủy nhiệm, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho hay.
"Tại sao cuộc xung đột vũ trang ở Ukraine chưa đi đến hồi kết? Câu trả lời rất đơn giản: Nó sẽ tiếp tục cho đến khi phương Tây từ bỏ các kế hoạch để bảo vệ ưu thế của mình cũng như vượt qua mong muốn đầy ám ảnh của họ là gây ra thất bại chiến lược cho Nga với Ukraine làm "con rối" trong tay. Cho tới lúc đó, tình hình sẽ không có dấu hiệu thay đổi. Chúng tôi đang thấy Mỹ và đồng minh tiếp tục bơm vũ khí và thúc đẩy Tổng thống Zelensky thực hiện các hành vi thù địch", ông Lavrov nói.
Phản ứng của Nga trước sự mở rộng NATO: Nga sẽ phản ứng trước sự mở rộng NATO giữa bối cảnh Thụy Điển có thể gia nhập liên minh này, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho hay trong thời điểm Hội nghị Thượng đỉnh NATO đang diễn ra ở Litva. Ngoại trưởng Nga cho biết Moscow cảm thấy bất ngờ trước "tốc độ Phần Lan và Thụy Điển từ bỏ lập trường trung lập".
NATO tuyên bố sẽ mời Ukraine gia nhập "khi các điều kiện được đáp ứng": Tổng thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên NATO sử dụng từ “lời mời” đối với một nước đang đệ đơn gia nhập.
“Chúng tôi đã tái khẳng định rằng, Ukraine sẽ trở thành thành viên của NATO và nhất trí loại bỏ yêu cầu Kiev phải hoàn thành Kế hoạch Hành động thành viên (MAP). Điều này sẽ rút ngắn con đường trở thành thành viên của Ukraine, từ quy trình 2 bước xuống chỉ còn 1 bước. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ gửi “lời mời” tới Ukraine khi các đồng minh đồng ý và các điều kiện được đáp ứng”, ông Jens Stoltenberg nói.
Pháp cung cấp cho Ukraine tên lửa tầm bắn 250km: Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 11/7 tuyên bố, sẽ tiếp tục chuyển giao thêm thiết bị quân sự và vũ khí cho Ukraine, trong đó bao gồm cả tên lửa tầm xa Scalp với tầm bắn lên tới 250km.
Tên lửa tầm bắn 250km của Pháp giúp gì cho Ukraine khi phản công?: Các nguồn tin từ Pháp cho rằng tên lửa hành trình SCALP với tầm bắn 250km sẽ giúp tái cân bằng lực lượng và hỗ trợ Ukraine tấn công sâu vào phòng tuyến của Nga.
Ukraine khai hỏa pháo phản lực RAK công phá phòng tuyến Nga gần Bakhmut: Các binh sỹ Ukraine đồn trú gần Bakhmut ngày 10/7 cho biết, họ đang đẩy lùi thành công quân đội Nga ở khu vực xung quanh thành phố này. Trong video do Reuters đăng tải, đơn vị pháo binh đã nạp đạn và khai hỏa pháo phản lực phóng loạt RAK do Croatia cung cấp vào cứ điểm của Nga.
NATO đưa ra quyết sách – Nga cảnh báo chiến tranh thế giới thứ III: Nhiều quyết định quan trọng đã được các nhà lãnh đạo NATO đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh ở Litva như: thông qua kế hoạch phòng thủ toàn diện nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh; dành ít nhất 2% GPD (GDP) cho chi tiêu quân sự; hay những quyết sách hỗ trợ lâu dài cho Ukraine, đồng thời “rút ngắn” con đường để Kiev trở thành thành viên.
Điều này khiến Nga phản ứng khá gay gắt. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng, phương Tây đang sai lầm khi chưa hiểu những nguy cơ từ quyết định di chuyển cơ sở hạ tầng quân sự của NATO đến gần biên giới với Nga. Bởi đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xung đột hiện nay. Trong khi đó, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cảnh báo, việc phương Tây tăng cường cung cấp vũ khí cho Ukraine “không thể dẫn tới điều gì khác ngoài ngõ cụt và thế chiến 3 đang đến gần”.
Hậu quả nặng nề nếu Ukraine sử dụng bom đạn chùm trong xung đột với Nga: Mỹ đã quyết tâm sẽ viện trợ cho Ukraine các loại đạn chùm, bom chùm để giúp nước này đối phó với quân đội Nga trên chiến trường. Nhưng nếu Ukraine tiếp nhận và sử dụng thứ vũ khí đó, hiểm họa đối với Ukraine sẽ rất khó lường.
Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu thị sát hoạt động sản xuất vũ khí của Nga: Ngày 11/7, Nga công bố video cho thấy Bộ trưởng Quốc phòng nước này, ông Sergei Shoigu đã đến thăm một số cơ sở sản xuất vũ khí tại Tatarstan.
Trong video, ông Shoigu đã thị sát nhà máy KAMAZ ở Naberezhnye Chelny và ba nhà máy khác ở thủ phủ Kazan của khu vực. Phát biểu trong một cuộc họp tại KAMAZ, Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho biết: “Chúng ta đang làm việc khá hiệu quả với nguồn năng lượng cao, vượt quá các chỉ tiêu về sản xuất quân sự. Xét về một số khía cạnh, chúng ta gần như hoàn thành các mục tiêu đề ra trong nửa đầu năm 2023. Dựa trên những thành tựu này chúng ta cần đặt ra các mục tiêu cho nửa cuối năm”.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm