Động cơ bơm nước phản lực trên tàu chiến hiện đại ra sao?
Mặc dù rất hiện đại nhưng không phải tàu chiến nào ngày nay cũng sử dụng kiểu dẫn động này do nó có giá thành sản xuất tốn kém và chi phí bảo dưỡng rất cao.
Bắc Kinh bí mật đóng thêm tàu chiến, liên tiếp mở rộng hạm đội? / Trung Quốc từ chối cho tàu chiến Mỹ thăm cảng giữa lúc căng thẳng
Động cơ bơm nước phản lực (pump-jet) là loại động cơ sử dụng áp lực nước để đẩy tàu đi thay vì dùng chân vịt lộ thiên như truyền thống. Kiểu động cơ này có cấu tạo cực kỳ hiện đại và cách thức hoạt động về cơ bản có nét tương đồng với động cơ phản lực. Nguồn ảnh: QQ.
Theo đó, nước sẽ được hệ thống nhiều chân vịt đưa vào bên trong một khoang áp lực và được đẩy ra sau một của xả với tiết diện nhỏ hơn - tạo ra áp lực nước lớn, cho phép đẩy toàn bộ tàu đi. Khi lùi, động cơ bơm nước phản lực không cần dừng chân vịt để quay theo chiều ngược lại mà nó chỉ cần bộ phận nắn dòng chảy áp lực để có thể hãm tốc hoặc lùi ngay lập tức. Nguồn ảnh: QQ.
Kết hợp nhiều động cơ bơm phun nước áp lực cao lại với nhau, người ta thậm chí còn có thể tạo ra được những kiểu động cơ "2D" cho phép tàu di chuyển với quỹ đạo cực kỳ độc đáo bằng cách điều khiển hướng phụt của các động cơ này giống như trên các tiêm kích chiến đấu. Nguồn ảnh: QQ.
Ngoài ra, loại động cơ bơm nước phản lực này còn có ưu điểm lớn hơn nữa đó là do không sử dụng chân vịt lộ thiên, hệ thống bơm phun nước áp lực sẽ khó bị vướng vào các loại rác thải cỡ lớn hay lưới đánh cá trôi nổi bên trong lòng biển. Nguồn ảnh: QQ.
Cũng vì không sử dụng hệ thống chân vịt lộ thiên, bơm phun áp lực gây ra cực kỳ ít tiếng động, rất thích hợp khi sử dụng trên tàu ngầm, đảm bảo được độ bí mật mỗi khi tàu ngầm di chuyển. Nguồn ảnh: QQ.
Bên cạnh đó, ngoài điểm yếu về mặt kỹ thuật cũng như giá thành, động cơ đẩy kiểu này hiện vẫn chưa được phổ biến do nó có rất nhiều trở ngại về mặt vận hành. Ví dụ như các loại động cơ phun nước áp lực sẽ đưa phương tiện di chuyển với tốc độ cao hơn so với thông thường nhưng bù lại các động cơ này lại hoạt động không hiệu quả ở tốc độ thấp. Nguồn ảnh: QQ.
Thêm vào đó, dù khó bị mắc các vật thể trôi nổi, rác thải vào bên trong chân vịt nhưng hệ thống này lại một khi đã bị kẹt sẽ rất khó để sửa chữa tại chỗ, nhiều khả năng sẽ phải tháo hoàn toàn các cấu kiện bên trong ra để bảo dưỡng. Nguồn ảnh: QQ.
Chính vì những nhược điểm kể trên, hệ thống động cơ bơm phun nước tạo áp lực này chỉ được sử dụng trên các tàu chiến đấu có tầm hoạt động ngắn, chủ yếu hoạt động ven bờ để dễ dàng can thiệp khi sự cố xảy ra. Nguồn ảnh: QQ.
Cận cảnh lớp tàu chiến đấu ven bờ của Mỹ với hệ thống bốn ống phun nước áp lực ở đáy tàu để tạo lực đẩy. Nguồn ảnh: QQ.
Hiện nay cũng có khá ít tàu ngầm sử dụng loại động cơ này, tuy nhiên trong tương lai chắc chắn bơm nước áp lực sẽ là thế hệ động cơ đẩy tiếp theo cho các tàu chiến, tàu ngầm sau mấy trăm năm con người sử dụng chân vịt truyền thống để di chuyển. Nguồn ảnh: QQ.
Theo Tuấn Anh/Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo