Quốc tế

Đức không cần mua khí đốt Nga bằng đồng rúp: Nội bộ vẫn sục sôi vì viễn cảnh u ám

Đức cũng xây dựng kế hoạch ứng phó trong trường hợp nguồn cung từ Nga gặp vấn đề.

CNN: Tổng thống Ukraine quyết định NÓNG "trảm" hai tướng hàng đầu vì phản bội / Chuyên gia Nga: Nếu "nồi hầm" miền đông Ukraine được loại bỏ - Mục tiêu tiếp theo ở đâu?

Đức tiếp tục mua khí đốt Nga bằng euro

Theo The Guardian, Thủ tướng Đức, Olaf Scholz, cho biết ông hy vọng Đức sẽ tiếp tục có thể thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng euro từ ngày 1/4, sau khi ông Vladimir Putin ký sắc lệnh đe dọa thực thi các khoản thanh toán bằng đồng rúp từ "các quốc gia không thân thiện" và làm dấy lên lo ngại Moscow có thể siết nguồn cung cấp khí đốt.

Tổng thống Putin.

Tổng thống Putin.


Các hợp đồng năng lượng giữa Đức và Nga quy định các khoản thanh toán bằng đồng euro, đôi khi bằng đồng USD, ông Scholz cho biết trong cuộc họp báo ở Berlin hôm 30/3, ngay sau khi Điện Kremlin thông báo ông Putin đã ký sắc lệnh. "Trong một cuộc trò chuyện với Tổng thống Nga, tôi đã tuyên bố rõ ràng rằng hợp đồng này sẽ tiếp tục như vậy."

Các khoản thanh toán khí đốt của Đức bằng đồng euro sẽ được ngân hàng Gazprombank của Nga chuyển đổi thành rúp, truyền thông Đức đưa tin hôm 30/3, dựa trên cách hiểu của chính phủ Đức về quy trình này.

Đức không cần mua khí đốt Nga bằng đồng rúp: Nội bộ vẫn sục sôi vì viễn cảnh u ám - Ảnh 1.

Nghị định của Điện Kremlin được xây dựng theo cách cho phép các ngân hàng được phép chuyển đổi ngoại tệ trong quá trình thanh toán, miễn là khách hàng đăng ký các điều kiện mới bao gồm việc mở tài khoản bằng đồng rúp.

Phản ứng của Scholz đối với sắc lệnh của Điện Kremlin cũng tương tự phản ứng của Thủ tướng Ý Mario Draghi. Ông Draghi hôm 29/3 cũng cố gắng xua tan lo ngại rằng Moscow sẽ cắt nguồn cung cấp khí đốt dùng để sưởi ấm và điện.

 

Tuy nhiên, người dân Đức đã được kêu gọi nên chuẩn bị cho việc giảm hoặc ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên từ Nga sau khi chính phủ bắt đầu một kế hoạch khẩn cấp để quản lý nguồn cung cấp của họ.

Kế hoạch tiết kiệm năng lượng

Robert Habeck, Bộ trưởng Kinh tế Đức, đã kêu gọi các hộ gia đình tư nhân và ngành công nghiệp sử dụng khí đốt một cách tiết kiệm. Ông nói: "Chúng ta hiện đang ở trong một tình huống mà mỗi kilowatt giờ năng lượng có thể tiết kiệm được đều rất hữu ích."

Phần đầu tiên của kế hoạch khẩn cấp 3 điểm đã được kích hoạt vào ngày 29/3. Theo đó, kế hoạch đề cập tới việc nguồn cung cấp sẽ được chuyển đến như thế nào và ở đâu trong trường hợp có mối đe dọa đối với dòng khí đốt và dầu tại Đức.

Các bệnh viện và cơ sở cấp cứu sẽ được ưu tiên, tiếp theo là các hộ gia đình tư nhân. Các ngành công nghiệp sử dụng 1/4 lượng khí đốt được giao cho Đức, sẽ là ngành đầu tiên có nguy cơ ​​đóng cửa trong trường hợp thiếu hụt năng lượng.

 

Các doanh nghiệp đang được khuyến khích đưa ra các tình huống riêng lẻ về lượng năng lượng mà họ sẽ cần nếu nguồn cung cấp phải được chia nhỏ - theo kế hoạch đã được vạch ra vào năm 2017. Ảnh hưởng đối với ngành công nghiệp sẽ rõ ràng và có tác động tiêu cực ngay lập tức đến nền kinh tế, bao gồm cả chuỗi cung ứng và việc làm.

Đức không cần mua khí đốt Nga bằng đồng rúp: Nội bộ vẫn sục sôi vì viễn cảnh u ám - Ảnh 2.

Người đứng đầu hiệp hội các thị trấn và thành phố của Đức, Helmut Dedy, hôm 30/3 đã kêu gọi chính phủ "nghiêm túc" trong việc giải quyết các thách thức. Ông đề nghị đưa ra giới hạn tốc độ đối với xe ô tô là 100km/h.

Đề nghị này nhận được sự ủng hộ của nhóm vận động hành lang bảo vệ môi trường. Nhóm này cho biết họ sẽ đề nghị đặt ra quy định về "các ngày Chủ nhật không dùng ô tô" và chấm dứt các chuyến bay đường ngắn.

Ông Dedy cho biết việc ngừng dòng khí đốt hoặc dầu của Nga hiện là một kịch bản thực tế và các biện pháp phải được thực hiện ngay lập tức, đặc biệt là để chuẩn bị cho mọi người đối phó với tình huống này.

Ông nói với hãng tin dpa: "Chúng tôi không muốn có bất kỳ lời dị nghị nào, nhưng chúng tôi cần mọi người và nền kinh tế nhận thức rõ hơn rằng chúng ta có thể đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng quy mô lớn".

 

Điểm yếu của nền kinh tế lớn nhất châu Âu là mối quan tâm lớn do thực tế là 55% lượng khí đốt nhập khẩu của nước này - cao hơn các nước châu Âu khác - đến từ Nga.

Chính phủ Đức đã nhiều lần chịu áp lực từ Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, về việc ngừng mua khí đốt của Nga.

Tổng thống Litva cho biết đã đến lúc châu Âu phải dừng mọi hoạt động buôn bán năng lượng với Nga. Ông Gitanas Nausėda nói trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Đan Mạch, Mette Frederiksen, tại Vilnius, cho biết: "Thu nhập từ khí đốt Nga sẽ được dùng cho cuộc tấn công vào Ukraine".

Người Đức lần đầu tiên được thúc giục "giảm nhiệt độ" ngay sau khi Nga tấn công Ukraine.

Các đơn đặt hàng cho máy bơm nhiệt thay thế cho hệ thống sưởi trung tâm bằng khí đốt được ghi nhận tăng cao kỷ lục và mọi người cũng đang chú ý đến các lời kêu gọi tiết kiệm năng lượng, bao gồm cả việc không để thiết bị điện tử ở chế độ chờ hoặc bằng cách chuyển sang dùng đèn LED.

 

Khi các doanh nghiệp được kêu gọi giảm mức tiêu thụ năng lượng, một số thậm chí còn thúc giục nhân viên chuyển sang sử dụng máy tính xách tay thay vì sử dụng máy tính để bàn hoặc tắt đèn phòng trưng bày vào ban đêm.

Berlin cho biết họ có kế hoạch loại bỏ khí đốt của Nga, nhưng Habeck đã cảnh báo rằng điều này sẽ không thể thực hiện được trước giữa năm 2024. Ông không loại trừ việc tạm dừng kế hoạch đóng cửa các nhà máy đốt than, điều mà trước đây vài tuần một vài chính trị gia coi là điều không tưởng.

Xung đột Nga - Ukraine
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm