Quốc tế

Dùng B-1B Lancer và F-22, Mỹ có dọa được Iran?

Để đối phó với mối đe dọa từ Iran, Mỹ đã điều số lượng lớn vũ khí đến Saudi Arabia, trrong đó có máy bay B-1B và tiêm kích F-22.

Theo Bộ Tư lệnh Trung tâm Không quân Mỹ, đã triển khai 4 máy bay ném bom B-1B đến Căn cứ Không quân tại Saudi Arabia, F-22. Trước đó, F-15E, F-35A, THAAD cũng đã được Mỹ điều đến quốc gia Trung Đông này. Sự điều động nhằm mục đích đối phó với sự nguy hiểm từ Iran.

Mục đích của Mỹ đã khá rõ ràng nhưng Mỹ có thể dùng những này để hoàn thành mục tiêu của mình hay không lại là chuyện khác. Bởi theo phân tích của chính giới quân sự Mỹ, động thái này mang tính chất phô trương lực lượng hơn là năng lực chiến đấu thực tế.

Tiêm kích tàng hình F-22.

Trang Air Force Times cho biết, B-1B Lancer là máy bay ném bom chiến lược siêu âm cánh cụp cánh xòe; được thiết kế để tiêu diệt mục tiêu chiến lược của đối phương bằng cả vũ khí hạt nhân và thông thường, cũng như để yểm trợ lực lượng mặt đất.

Biến thể đầu tiên của B-1 được dành để giáng đòn tấn công hạt nhân từ độ cao mà các phương tiện phòng không của đối phương không thể tiếp cận. Nhưng dưới thời chính quyền Tổng thống Jimmy Carter đã từ bỏ dự án, bởi vào cuối những năm 1970 đã rõ rằng máy bay này sẽ không thể vượt qua hệ thống phòng thủ của Liên Xô.

Dưới thời Tổng thống Reagan công việc với B-1B Lancer được khôi phục, nhưng khái niệm của máy bay đã thay đổi đáng kể. Hồi đầu những năm 1990, B-1B mang tên lửa đã được chuyển sang mang vũ khí thông thường có độ chính xác cao. B-1B sẽ thực hiện động tác đột kích vào địa bàn đánh bom từ độ cao siêu cao, bao quát toàn bộ địa hình.

Máy bay có thể thu nhận được hình ảnh radar của các vật thể trên mặt đất và sử dụng vũ khí có độ chính xác cao. Trong các chiến dịch quân sự của Mỹ ở Kosovo, Afghanistan, Iraq và Syria, B-1B "truyền thống" đã cho thấy nét tích cực của nó. Hiện nay, Không quân Mỹ còn tổng cộng 62 chiếc máy bay tầm xa này, chúng sẽ tiếp tục được sử dụng cho đến năm 2040.

Không quân Mỹ thừa nhận, dù những chiếc B-1B Lancer (có thể hoạt động) còn rất mạnh nhưng hiện nay nó chỉ có thể hoạt động trong những khu vực giao tranh nhỏ, với những đối thủ có hệ thống phòng không yếu kém, còn với các quốc gia có thực lực phòng không mạnh như Nga, kể cả Iran thì nó gần như vô dụng.

Trong khi đó, trường hợp của F-22 cũng không khá hơn bởi theo phân tích của chuyên gia Dario Leone trên tờ National Interest nói về nguyên nhân Mỹ phải rút F-22 tại Trung Đông về nước sau khi thực hiện hoạt động tuần tra chiến đấu hồi năm 2018 tại Syria.

Cụ thể, chỉ sau khi thực hiện một vài chuyến bay trên không phận Syria, lớp phủ tàng hình bên ngoài của F-22 bong tróc hoặc mất dần tính năng khiến những chiếc máy bay này lộ rõ hơn trên màn hình radar.

Đã có nhiều giả thuyết về nguyên nhân của sự cố trên được Không quân Mỹ đặt ra, trong đó có sự tác động của môi trường khắc nghiệt tại Trung Đông làm cho lớp phủ hấp thụ radar bị cong vênh và bị bong ra. Ngoài ra, một yếu tố bị coi là nguyên nhân chính gây nên tình trạng này chính là dung dịch được dùng để bảo vệ lớp phủ tàng hình đã có tác động tiêu cực đến vật liệu hấp thụ sóng radar khi hoạt động tại Trung Đông.

Nếu thông tin của vị chuyên gia này được Không quân Mỹ xác nhận thì điều đó đồng nghĩa rằng việc Mỹ điều động F-22 trở lại Trung Đông lần này chỉ là hành động phô trương sức mạnh không hơn bởi ngoài điểm yếu về lớp vỏ tàng hình, tiêm kích F-22 chưa 1 lần thử sức với vũ khí chống hạm và tấn công đất trong khi khả năng không chiến bị đánh giá không đủ mạnh.

Theo vị chuyên gia này, cảm biến chính của F-22 là radar quét mạng pha điện tử chủ động AESA AN/APG-77. Radar này có khả năng thay đổi tần số liên tục để tránh bị phát hiện, an-ten của radar có thể hoạt động trong 120 độ ở độ cao và phương vị. APG-77 có phạm vi phát hiện mục tiêu có RCS 1m2 ở khoảng cách 240km. Nó được đánh giá là radar trên tiêm kích hàng đầu thế giới.

Ban đầu khái niệm thiết kế của F-22 là chiếm ưu thế trên không nên mọi hệ thống điện tử, vũ khí trên máy bay đều tập trung cho nhiệm vụ này. Do đó, nó không được tập trung cho nhiệm vụ tấn công đối đất hay đối hải. APG-77 mặc dù thuộc top đầu thế giới nhưng nó lại không có khả năng mở khẩu độ tổng hợp để lập bản đồ mặt đất.

F-22 không có khả năng chỉ định mục tiêu trên mặt đất cho các loại vũ khí dẫn đường công nghệ cao. Khả năng tấn công mặt đất cực kỳ hạn chế của F-22 đã khiến nó trở nên vô dụng trong suốt 10 năm đưa vào biên chế. Gần đây, Lockheed Martin đã tiến hành gói nâng cấp Increment 3.1 trong đó bao gồm bổ sung chức năng mở khẩu độ tổng hợp cho radar để lập bản đồ mặt đất.

Và cải thiện hệ thống điện tử để dẫn đường cho bom thông minh JDAM và bom hàng không đường kính nhỏ GBU-39. Ngoài ra, chuyên gia Dario Leone dẫn nguồn tin Không quân Mỹ cho biết, F-22 còn được tích hợp hệ thống radar Khẩu độ Tổng hợp (SAR) dùng tín hiệu điện từ để phân phối hình ảnh hoặc sơ đồ có độ phân giải thấp trở nên sắc nét, cho phép xác định mục tiêu tốt hơn rất nhiều so với trước đây.

Công nghệ SAR truyền tín hiệu điện từ xuống mặt đất và sau đó phân tích tín hiệu hồi quy để tính đường viên, khoảng cách và tất cả các đặc tính bên dưới mặt đất. SAR cho phép phi công tự động điều tra và điều chỉnh các mục tiêu mới trong khi bay.

Mặc dù được trang bị thêm loạt công nghệ tối tân nhưng nhiệm vụ đối hải, đối đất vẫn là khiếm khuyết lớn nhất của tiêm kích thế hệ 5 F-22. Đây chính là lý do khiến rất hiếm khi tiêm kích này tham gia thực chiến dù nó đã có mặt ở rất nhiều điểm nóng xung đột trên thế giới có Mỹ tham gia.

Từ những điểm yếu của cặp máy bay này, giới chuyên gia cho rằng, việc Mỹ điều động F-22 và B-1B đến Trung Đông chỉ nhằm mục đích phô trương vũ khí chứ không mang nhiều yếu tố chiến đấu thực tế trước Iran bởi hiện nay, Tehran đang sở hữu lưới lửa phòng không được đánh giá là rất mạnh.

Theo Thùy Dung/Báo Đất Việt

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo