Quốc tế

Được gọi là "vũ khí của năm", S-400 tạo nên “kỳ tích” cho Nga như thế nào?

Theo Sohu ngày 5/11, hệ thống tên lửa phòng không S-400 được truyền thông Trung Quốc đánh giá là “vũ khí của năm 2019” do đã thay đổi “bàn cờ chiến lược” giữa Nga với NATO và Mỹ.

Hé lộ vũ khí bí mật được Hitler kỳ vọng ngút trời / Chú gấu được phong hàm hạ sĩ, thích uống bia, biết khuân vác vũ khí

Năm 2019, do những thay đổi của tình hình Trung Đông và chiến sự Syria, nhiều loại vũ khí trang bị đã “có cơ hội thể hiện mình” trên chiến trường, trong đó có máy bay F-35, Su-35, xe tăng Leopard 2 và máy bay không người lái Global Hawk.

Tuy nhiên, loại vũ khí đươc nhắc đến nhiều nhất trong năm 2019 lại là hệ thống phòng không S-400 của Nga. S-400 thu hút sự chú ý không phải vì nó tạo ra chiến tích đặc biệt nào, mà vì nó đã làm rạn nứt quan hệ đồng minh Mỹ - Thổ và cũng tạo ra nhiều “tai tiếng” cho các đồng minh của Mỹ.

S-400 lên đường sang Thổ Nhĩ Kỳ đã đánh dấu việc Nga phá vỡ thế bao vây của NATO và Mỹ. Nguồn: Sohu

S-400 lên đường sang Thổ Nhĩ Kỳ đã đánh dấu việc Nga phá vỡ thế bao vây của NATO và Mỹ. Nguồn: Sohu

S-400 đã trở thành hệ thống tên lửa phòng không có trong biên chế của Thổ Nhĩ Kỳ, điều này dường như đã “tát vào mặt” Mỹ và tặng “một cú đấm” cho các đồng minh NATO. Thời gian qua, NATO và Mỹ không ngừng bao vây cấm vận Nga, thương vụ S-400 là “cú phản đòn ngoạn mục” của Nga đối với Mỹ và NATO. Hiện tại, “thế lực” của Nga đã xâm nhập vào Biển Đen - Thổ Nhĩ Kỳ - Syria - Ai Cập - Libya. Ngoài ra, quan hệ giữa Nga và Iran, Ả Rập Saudi và các nước khác đã duy trì sự phát triển tốt.

Tình hình ở Trung Đông cũng ngày càng rõ ràng hơn, ảnh hưởng của Mỹ đang suy yếu và ảnh hưởng của Nga ngày càng tăng. Cùng với đó, tình hình Ukraine cũng đã cơ bản nằm trong tầm kiểm soát của Nga, điều này khiến cho những áp lực mà Nga phải chịu ở khu vực Trung – Đông Âu đã giảm đi đáng kể. Mặc dù các nước NATO và Nga vẫn duy trì các cuộc tập trận quân sự “ăn miếng trả miếng”, gần đây nhất Nga lần đầu tiên gửi S-400 đến Serbia để diễn tập chung, hành động này như một lời cảnh cáo đến các hành động bố trí lực lượng của NATO và Mỹ ở khu vực Đông Âu thời gian qua. Tuy nhiên, xét về tổng thể, cuộc đối đầu của Nga và NATO ở Trung và Đông Âu không còn gay gắt như trước.


Hệ thống S-400 có mặt trên khắp các chiến trường, từ Đông Âu đến Trung Đông. Nguồn: Sohu

S-400 có thể bán được cho Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng minh, Nga đã giành được những thắng lợi đầu tiên trong cuộc đối đầu Nga – NATO. S-400 trở thành cái tên đại biểu cho cuộc đối kháng giữa Nga với NATO và Mỹ. Thổ Nhĩ Kỳ bất chấp cả F-35 của Mỹ để có thể mua được hệ thống S-400 của Nga, điều này làm Mỹ “mất mặt” và cũng tạo ra một vấn đề khó khăn cho NATO. Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa từ bỏ việc mua sắm máy bay chiến đấu F-35, tuy nhiên Mỹ đã không thể hiện bất cứ thành ý nào cho thấy sẽ bán F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Về phía Nga, Moscow vẫn đang “để ngỏ” cơ hội bán Su-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ, nếu Mỹ không chịu cung cấp F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ thì nhiều khả năng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nhập khẩu Su-35 của Nga để “đá cặp” cùng S-400. Mặc dù Su-35 thực sự phù hợp với Không quân Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ luôn sử dụng máy bay chiến đấu của Mỹ và Su-35 cũng là vũ khí tấn công hạng nặng, đây là trở ngại cho Thổ Nhĩ Kỳ khi chọn mua Su-35.

Liệu S-400 có làm Mỹ và NATO mất đi quân cờ chiến lược Thổ Nhĩ Kỳ? Nguồn: Sohu

Nếu Thổ Nhĩ Kỳ mua máy bay chiến đấu Su-35S, sẽ chắc chẳn phải cùng NATO “trở mặt” toàn diện, khi đó S-400 sẽ mang đúng nghĩa phòng không, là một vũ khí mang tính phòng ngự. Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng điều này phù hơp với nhu cầu phòng thủ của chính mình, tuy nhiên NATO cho rằng, điều này có thể dẫn đến việc tiết lộ bí mật của hệ thống quân sự NATO và dữ liệu của máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ sẽ bị rò rỉ.

 

Việc Thổ Nhĩ Kỳ khăng khăng triển khai S-400 là vì: (1) Bản thân ông Erdogan không cảm thấy “quá thân thiết” với Mỹ; (2) Thổ Nhĩ Kỳ phải phát triển một cường quốc khu vực để có nhiều tiếng nói hơn, và phải thoát khỏi sự phụ thuộc cao vào Mỹ trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng.

Như vậy, khi đã có được công nghệ tên lửa phòng không hoặc công nghệ máy bay chiến đấu tiên tiến, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không phải nghe theo sự “an bài” của Mỹ. Điều này cũng là vấn đề mà Mỹ đang quan tâm tìm cách đối phó, nhưng chưa tìm ra biện pháp phù hợp.

Thổ Nhĩ Kỳ có vị trí địa lý quan trọng trong khu vực, cùng với đó Thổ Nhĩ Kỳ cũng có lực ảnh hưởng lớn ở Trung Đông, Mỹ đăc biệt chú ý đến quan hệ Nga – Thổ Nhĩ Kỳ - Israel – Syria. Nếu làm cho Thổ Nhĩ Kỳ “cạch mặt” NATO thì tổn thất mang lại cho Mỹ và NATO sẽ rất lớn, Mỹ cũng hiểu rõ điều này.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm