Quốc tế

EU không muốn vấn đề người di cư gây chia rẽ

Kể từ khi cuộc khủng hoảng người nhập cư vào châu Âu nổ ra vào năm 2015 đến nay, Liên minh châu Âu (EU) vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về một giải pháp toàn diện cho làn sóng nhập cư trái phép vào châu Âu...

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI: LHQ sắp họp khẩn về Syria, ông Trump bị cáo buộc ám sát Tổng thống Syria / ĐIỂM TIN THẾ GIỚI: Ấn định thời gian tổ chức hội nghị thượng đỉnh Hàn-Triều, Nga cáo buộc Anh thao túng thông tin vụ cựu điệp viên Skripal

Với vấn đề người nhập cư trái phép, ngay cả những ý kiến tưởng chừng đã được đồng thuận thì nay lại không còn được nhất trí nữa.

Chẳng hạn, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề nghị nâng số nhân viên lực lượng biên phòng kiểm soát biên giới ngoại vi châu Âu (Frontex) lên 10.000 người từ nay đến năm 2020 để kiểm tra chặt hơn làn sóng di dân. Nhưng Hungary chống lại biện pháp này, còn Hy Lạp, Tây Ban Nha, Italy lại tỏ ra rất dè dặt, trong khi Áo và Pháp lại hết mình ủng hộ biện pháp đó.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Một thí dụ khác là việc các nhà lãnh đạo EU vào tháng 12/2017 đã đề ra mục tiêu đến cuối tháng 6/2018 là thời hạn cuối cùng xây dựng được một cơ chế dài hạn về việc phân bổ người nhập cư toàn khối. Song thoả thuận này hoàn toàn xa vời với thực tế.

Vì thế, cùng với việc Anh rời khỏi EU, vấn đề người di cư trở thành chủ đề chính tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo EU trong 2 ngày 19-20/9 ở Áo.

Các nhà lãnh đạo EU đã tìm cách làm giảm căng thẳng về vấn đề di cư giữa các nước thành viên cũng như đưa ra giải pháp toàn diện cho vấn đề này.

Đáng chú ý là đi đôi với việc giải quyết trực tiếp người di cư đến từ vùng biển Địa Trung Hải, tại hội nghị thượng đỉnh lần này, các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí tiến hành việc kiểm soát chặt chẽ và thực tiễn các đường biên giới ngoài EU.

 

Trước đây, EU đã đạt được thỏa thuận hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ và Libya trong vấn đề ngăn chặn dòng người di cư. Các thỏa thuận này đều có hiệu quả khi số lượng người di cư vào châu Âu giảm mạnh so với thời kỳ đỉnh điểm vào năm 2015 là hơn 1 triệu người .

Do vậy, EU sẽ nhanh chóng tiến hành các cuộc thượng lượng với các nước châu Phi, coi đây là "một bước tiến quan trọng" và căn bản nhằm giải quyết vấn đề người di cư tại châu Âu.

Từ kết quả đạt được với Thổ Nhĩ Kỳ và Libya, các nhà lãnh đạo EU tin tưởng sẽ tìm kiếm được các thỏa thuận hợp tác tương tự với các nước châu Phi để nhanh chóng tháo gỡ vấn đề này.

Theo baochinhphu.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm