Quốc tế

F-35 của Mỹ bán 'đắt như tôm tươi', Su-57 Nga 'ế chỏng gọng'

Mặc dù được ca ngợi bằng những ngôn từ 'trên mây' nhưng thực tế cho thấy tiêm kích tàng hình Su-57 Nga hoàn toàn thất thế trước 'chiến đấu cơ đầy lỗi' F-35 Mỹ trên thị trường vũ khí.

Su-57 là tiêm kích tàng hình thế hệ 5 đầu tiên của Nga, nó cũng chính là chiến đấu cơ được thiết kế mới hoàn toàn kể từ sau sự sụp đổ của liên bang Xô Viết

Được truyền thông Nga đánh giá rất cao và nhà sản xuất khẳng định rằng tính năng kỹ chiến thuật của tiêm kích Su-57 vượt xa F-22 cũng như F-35 của Mỹ, những tưởng Su-57 sẽ rất đắt hàng trên thị trường vũ khí thế giới

Nhưng thực tế lại cho thấy một sự thật trái ngược hoàn toàn, tiêm kích Su-57 cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa hoàn thiện, điểm yếu lớn nhất của nó là động cơ chưa "đạt chuẩn thế hệ 5"

Không quân Nga đã phải miễn cưỡng đặt mua 12 chiếc cho tới năm 2020, nhưng đến thời điểm hiện tại họ chưa nhận được chiếc nào, viễn cảnh đặt mua 76 chiếc cho tới năm 2027 cũng chưa có gì đảm bảo

Tương tự phiên bản nội địa, biến thể xuất khẩu Su-57E cũng chỉ được các đối tác tiềm năng "bày tỏ sự quan tâm" chứ chưa có một ai tiến tới việc ký hợp đồng mua sắm chính thức

Trái ngược với Su-57, tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II của Mỹ lại dính phải vô số điều tiếng ngay từ khi nó mới chỉ là ý tưởng cho đến tận thời điểm hiện tại

Bất chấp việc nhà sản xuất cũng như người sử dụng đều khẳng định đây là một chiếc chiến đấu cơ tuyệt vời thì các đối thủ của nó vẫn không ngừng công kích

Theo nhận định từ các chuyên gia quân sự, việc làm này của các đối thủ nhằm mong muốn F-35 sẽ không được Bộ Quốc phòng Mỹ cũng như các quốc gia đồng minh đặt mua với số lượng lớn

Nhưng bất chấp mọi động thái có tính "dìm hàng", nhà sản xuất Lockheed Martin đang thu lợi nhuận cực cao nhờ "con gà đẻ trứng vàng" F-35 Lightning II của mình

Trong tháng 6/2019, số lượng đặt hàng tiêm kích F-35 đã được thống nhất ở mức kỷ lục là 478 chiếc thuộc lô 12, 13, 14 (tổng số F-35 sản xuất trong các lô trước đó là 501 chiếc) trị giá 34 tỷ USD

Giá thành của từng chiếc F-35A được công bố cụ thể là: lô 12 có giá 81,35 triệu USD/chiếc; từ lô thứ 13 dự kiến giá F-35A là dưới 80 triệu USD/chiếc, nhờ quy mô sản xuất lớn mà chi phí ngày càng giảm

Lockheed Martin có kế hoạch xuất xưởng 140 chiếc F-35 vào năm tới. Một thỏa thuận cuối cùng để bán hơn 400 máy bay trị giá 35 tỷ USD dự kiến sẽ được ký kết vào tuần tới, đây có thể là hợp đồng quân sự lớn nhất của tập đoàn từng được ký kết

Tổng số các đơn hàng đối với tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II trên phạm vi toàn thế giới đã tiến sát tới con số 1.000 chiếc, đây là điều không gây ngạc nhiên vì dự kiến ít nhất sẽ có trên 2.000 máy bay được sản xuất

Lockheed Martin kỳ vọng rằng giá trị các đơn hàng mua sắm vũ khí sẽ đạt giá trị kỷ lục lên tới 140 tỷ USD vào cuối năm nay, lợi nhuận của họ riêng trong tháng 9 là 1,6 tỷ USD, chủ yếu đến từ hợp đồng xuất khẩu F-35

Các con số thống kê rõ ràng không biết nói dối, thông qua số liệu này dễ dàng nhận thấy sự cách biệt quá rõ giữa triển vọng của hai chiếc tiêm kích thế hệ 5 F-35 và Su-57.

Theo Việt Dũng/An ninh Thủ đô
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo