Quốc tế

F-35 'gây bão': Hàng trăm người ở 1 nước NATO phẫn nộ, đòi bồi thường ngay- Chuyện gì vậy?

"Chúng tôi sẽ khởi kiện và yêu cầu bồi thường theo Đạo luật Vùng lân cận" - Luật sư Arild Paulsen nói với đài truyền hình quốc gia NRK.

Hé lộ nguyên nhân Mỹ bí mật thử nghiệm tên lửa siêu vượt âm / Chảo lửa Mariupol nóng rực, quân đội Nga phá hủy tàu chỉ huy Hải quân Ukraine

Các tiêm kích F-35 của Na Uy có động cơ mạnh hơn nhiều so với máy bay chiến đấu F-16 mà Không quân Na Uy sử dụng trước đây, nhưng lại gây ra tiếng ồn lớn hơn đáng kể.

Những người dân sống gần căn cứ máy bay chiến đấu tại Ørlandet, hạt Trøndelag cho rằng mức độ ồn mà mẫu tiêm kích tàng hình của Mỹ gây ra đã quá lớn. Họ đang yêu cầu được bồi thường tổn hại.

Hãng tin Sputnik cho hay, có tổng cộng 220 chủ đất đang đệ đơn kiện. Những người này cho rằng mức độ ồn ào của F-35 đã làm giảm giá trị tài sản của họ trong khu vực.

"Chúng tôi sẽ khởi kiện và yêu cầu bồi thường theo Đạo luật Vùng lân cận" - Luật sư Arild Paulsen nói với đài truyền hình quốc gia NRK.

Theo một nhóm gọi là "nhóm tiếng ồn" địa phương, các biện pháp đo lường tiếng ồn dựa trên những giá trị trung bình trước đây không thỏa đáng với mức độ tiếng ồn thực tế mà người dân đang phải tiếp nhận.

"Nhóm tiếng ồn" cho hay, các tính toán mới chỉ ra rằng lượng tiếng ồn trên 60dB đã tăng gấp 3 lần so với năm 2010 trước khi thỏa thuận F-35 được ký kết, trong khi lượng tiếng ồn trên ngưỡng 67dB đã tăng gấp 4 lần.

F-35 gây bão: Hàng trăm người ở 1 nước NATO phẫn nộ, đòi bồi thường ngay- Chuyện gì vậy? - Ảnh 1.
Tiêm kích F-35 của Mỹ diễn tập tiếp nhiên liệu trên không vào tháng 9/2019 ở vùng Trung Tây nước này. Ảnh: US Airforce.

Luật sư Arild Paulsen lập luận rằng người dân địa phương có cơ sở cho trường hợp của họ, đồng thời trích dẫn một tiền lệ tương tự trước đây. Năm 2006, khi cư dân xung quanh sân bay của Oslo, Gardermoen (Na Uy) nhận được phán quyết từ Tòa án Tối cao, mức bồi thường trung bình họ nhận được là từ 200.000 đến 300.000 NOK cho mỗi nhà (tương đương 23.000-35.000 USD).

Tính đến nay, Na Uy đã tiếp nhận 24 máy bay chiến đấu F-15. 10 chiếc trong số này đang được sử dụng để đào tạo phi công Na Uy tại Mỹ. Nước này dự kiến sẽ mua tổng cộng 52 tiêm kích F-35, đưa gói mua sắm này trở thành hoạt động mua sắm quân sự lớn nhất trong lịch sử Na Uy.

Trước đó, vấn đề tương tự về tiếng ồn đã phát sinh tại Đan Mạch – quốc gia đặt mua 27 chiếc F-35 của Mỹ.

F-35 do Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) chế tạo là máy bay chiến đấu 1 ghế lái, 2 động cơ, được quảng cáo là có thể tác chiến hiệu quả trong mọi điều kiện thời tiết. F-35 có tốc độ gần 2.000km/giờ, có khả năng mang tên lửa không đối không, bom dẫn đường bằng laser với tầm hoạt động khoảng 2.100km và có thể đánh lừa hệ thống radar của đối phương.

Điểm mạnh của F-35 là sự kết hợp hoàn hảo giữa hệ thống vũ khí tầm xa, cảm biến hiện đại, kỹ thuật tàng hình và hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh. Ngoài chế độ tàng hình, F-35 còn có khả năng mang theo 10 tấn vũ khí, điều mà chưa tiêm kích đa năng nào của Nga và Trung Quốc có được. F-35 được Lầu Năm Góc quảng cáo là "loại máy bay có khả năng sát thương, yểm trợ và sống sót cao nhất từng được sử dụng".

 

F-35 được phát triển trong khuôn khổ chương trình vũ khí đắt đỏ nhất lịch sử quân sự thế giới, ước tính lên tới 1,5 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, điều đáng nói là việc phát triển F-35 vẫn chưa được hoàn tất bởi còn tồn tại hàng loạt vấn đề về kỹ thuật.

Bloomberg dẫn một báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết, F-35 "tiếp tục còn một số lượng lớn những thiếu sót". Theo báo cáo, F-35 hiện còn tồn tại ít nhất 871 lỗi, chỉ giảm hai lỗi so với năm ngoái. Những lỗi phần cứng và phần mềm chưa được khắc phục được cho là có thể làm giảm khả năng sẵn sàng chiến đấu, thực thi nhiệm vụ và bảo dưỡng của các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 này.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm