Quốc tế

Fitch đưa Mỹ vào diện theo dõi hạ bậc tín nhiệm

Dự kiến, Mỹ sẽ bị đánh tụt hạng tín nhiệm nếu giới lập pháp không thể đạt được thỏa thuận nâng trần nợ công.

CLIP: Leopard-1 - Xe tăng định hình trang bị hạng nặng của cả châu Âu / CLIP: “Sát thủ” phòng không tầm thấp Strela-10

Ảnh minh họa
Hãng đánh giá tín nhiệm Fitch vừa cho biết, xếp hạng của Mỹ vẫn ở mức cao nhất là AAA. Tuy nhiên, họ sẽ đưa nước này vào diện "theo dõi hạ bậc" do những bất ổn xung quanh quá trình đàm phán nâng trần nợ công tại Washington.
Theo Fitch, việc các nghị sĩ đảng Dân chủ và Cộng hòa vẫn chưa thể thống nhất nâng trần nợ công sau nhiều tháng đàm phán, đã làm phức tạp thêm triển vọng giải quyết vấn đề trần nợ, nhằm tránh cho nước Mỹ rơi vào tình trạng vỡ nợ.
Dự kiến, Mỹ sẽ bị đánh tụt hạng tín nhiệm nếu giới lập pháp không thể đạt được thỏa thuận nâng trần nợ công. Tuy nhiên, Fitch cũng bày tỏ tin tưởng rằng, giới chức Mỹ sẽ tìm được tiếng nói chung trong vấn đề này. Hồi năm 2011, Mỹ cũng từng bị một hãng đánh giá tín nhiệm khác là S&P hạ bậc tín nhiệm xuống AA+, khi giới lập pháp chỉ đạt thỏa thuận nâng trần nợ trước hạn chót 2 ngày.
Hôm 23/5, đại diện của Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nghị sỹ Cộng hòa tại quốc hội đã kết thúc một vòng đàm phán về trần nợ công nữa mà không có dấu hiệu tiến triển, trong khi thời hạn nâng trần nợ công để tránh kịch bản vỡ nợ đang đến gần.
Các nhà đàm phán của Nhà Trắng, bao gồm bà Shalanda Young, Giám đốc Cục Quản lý Hành chính và Ngân sách, và Cố vấn Tổng thống Mỹ Steve Ricchetti, đã gặp các đại diện từ đảng Cộng hòa trong hai giờ, nhưng sau đó rời đi mà không để lại bình luận đáng kể vào với truyền thông.
Hai bên vẫn còn chia rẽ sâu sắc về cách thu hẹp thâm hụt ngân sách liên bang, trong đó các nghị sỹ Dân chủ cho rằng những người có thu nhập cao và giới doanh nghiệp nên nộp nhiều tiền thuế hơn, trong khi các nghị sỹ Cộng hòa lại muốn cắt giảm chi tiêu.
Các nghị sỹ Dân chủ muốn đóng băng chi tiêu cho năm tài chính 2024 bắt đầu vào tháng Mười ở mức đã được áp dụng vào năm 2023, và cho rằng làm như vậy là đồng nghĩa với cắt giảm chi tiêu vì ngân sách của các cơ quan sẽ không bắt kịp với lạm phát. Nhưng ý tưởng này đã bị các nghị sỹ Cộng hòa phản đối, với mong muốn phải cắt giảm chi tiêu rõ ràng.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm