Gần 834.000 người trên thế giới tử vong do đại dịch COVID-19
Vũ khí mới: Đạn phóng điện không gây sát thương nhưng hạ gục siêu nhanh / Tiêm kích thế hệ 6 của Mỹ thay nhiệm vụ của F-35
Số đã nhiễm COVID-19 trên toàn thế giới vẫn không ngừng tăng (Ảnh: AP)
Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với hơn 184.400 trường hợp tử vong trong tổng số trên 6 triệu ca nhiễm. Trong 24 giờ qua, Mỹ đã ghi nhận số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 có xu hướng giảm với trên 36.700 trường hợp.
Tổng số ca mắc tại Brazil, tâm dịch COVID-19 lớn thứ hai thế giới, hiện đã lên tới trên 3,7 triệu người. Trong 24 giờ qua, đã có hơn 39.300 người tại quốc gia này bị lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Hiện trên 118.600 bệnh nhân đã không qua khỏi dịch bệnh tại Brazil.
Ngày 27/8, Ấn Độ đã ghi nhận trên 76.800 ca mắc mới COVID-19, mức tăng cao kỷ lục. Hiện tổng số người nhiễm bệnh và tử vong do COVID-19 ở quốc gia này lần lượt là trên 3,3 triệu ca và gần 61.700 trường hợp. Ấn Độ hiện là ổ dịch COVID-19 lớn nhất ở châu Á và thứ ba thế giới, sau Mỹ và Brazil.
Thủ hiến bang Punjab Amarinder Singh xác nhận, 23 nghị sĩ bang này đã dương tính với virus SARS-CoV-2. Trước đó, một số quan chức của Ấn Độ đã mắc COVID-19, trong đó có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Amit Shah, Bộ trưởng Bộ Y tế Delhi Satyendar Jain.
Ngày 27/8, Ấn Độ ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới cao nhất thế giới với trên 76.800 người. (Ảnh: AP)
Indonesia thông báo có thêm hơn 2.700 ca mắc COVID-19 và 120 ca tử vong trong ngày qua. Đây là ngày quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận số ca mắc cao nhất từ trước tới nay.
Trong 24 giờ qua, Philippines ghi nhận thêm trên 3.200 ca mới và 97 bệnh nhân thiệt mạng, đưa tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt là hơn 205.500 trường hợp và trên 3.200 người. Hiện Philippines là nước có số ca mắc COVID-19 cao nhất tại khu vực Đông Nam Á, khoảng 25% số người tử vong được ghi nhận trong 15 ngày qua.
Hàn Quốc thông báo có thêm 441 ca mắc COVID-19, trong đó có 434 trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở nước này lên hơn 18.700 người. Đây là lần đầu tiên, số ca nhiễm mới hàng ngày tại Hàn Quốc ở mức trên 400 trường hợp kể từ ngày 7/3, khi nước này thông báo 483 ca nhiễm mới sau đợt bùng phát lớn ở tỉnh Daegu và Bắc Gyeongsang lân cận liên quan những người theo giáo phái Tân Thiên Địa.
Quốc hội Hàn Quốc đã đình chỉ các hoạt động trong ngày 27/8 và các tòa nhà chính của Quốc hội được đóng cửa để khử trùng sau khi ghi nhận một ca mắc COVID-19 trong quốc hội. Đây là ca mắc COVID-19 đầu tiên ghi nhận trong quốc hội Hàn Quốc.
Tại châu Âu, Chính phủ Đức đã gia hạn cảnh báo đi lại đối với hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ nằm ngoài Liên minh châu Âu (EU) và ngoài khu vực Schengen do dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Với quyết định gia hạn này, lệnh cảnh báo đi lại được ban bố trước đó sẽ kéo dài tới ngày 14/9 thay vì hết hạn vào ngày 31/8 tới.
Hiện Đức đã thiết lập các trung tâm xét nghiệm tại ga tàu, sân bay và các địa điểm dễ tiếp cận để mở rộng xét nghiệm trên cả nước. Đến nay, tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Đức là trên 240.500 bệnh nhân, trong đó có hơn 9.300 trường hợp tử vong.
Trong bối cảnh số ca nhiễm đang tăng nhanh trở lại, nhiều nước châu Âu đã siết chặt quy định đeo khẩu trang chống dịch COVID-19. Ngày 27/8, Thủ tướng Pháp Jean Castex thông báo, đeo khẩu trang sẽ là quy định bắt buộc ở tất cả các địa điểm công cộng tại thủ đô Paris, một trong những điểm nóng của dịch bệnh tại nước này Pháp. Các số liệu chính thức cho thấy, hơn 5.400 ca nhiễm mới đã được ghi nhận trong 24 giờ qua, trong đó số ca nhập viện và phải điều trị tích cực gia tăng. Thủ tướng Castex cảnh báo không loại trừ khả năng tái áp đặt phong tỏa dù chính phủ sẽ cố gắng làm mọi cách để tránh việc này.
Trong khi đó, theo một dự thảo đề xuất, Đức, nền kinh tế lớn nhất EU, cũng sẽ áp đặt các quy định nghiêm ngặt hơn liên quan đến việc đeo khẩu trang phòng dịch và không cho khán giả bóng đá đến sân vận động ít nhất cho đến cuối năm nay. Mức phạt được đề xuất là 50 Euro (59 USD) nếu không đeo khẩu trang ở nơi công cộng.
Cùng ngày, Anh cũng kêu gọi sinh viên đeo khẩu trang khi trở lại trường học vào tuần tới.
Nhiều nước châu Âu đã thắt chặt quy định đeo khẩu trang ở nơi công cộng. (Ảnh: AP)
Tại Trung Đông, Thủ tướng Lebanon Hassan Diab thừa nhận, nước này có nguy cơ mất kiểm soát dịch COVID-19 khi số ca nhiễm mới tăng mạnh sau vụ nổ tại Beirut. Theo giới chức y tế Lebanon, số ca mắc mới tại nước này đã tăng gấp đôi trong 2 tuần qua. Điều đáng quan ngại là tình trạng lây lan dịch bệnh tại môi trường bệnh viện, nơi các nạn nhân trong vụ nổ ở Beirut đang được điều trị. Ông Diab cảnh báo, nếu tình trạng này tiếp diễn, Lebanon sẽ mất kiểm soát dịch bệnh.
Từ ngày 21/8, Lebanon đã ban bố lệnh phong tỏa nhằm ngặn chặn dịch bệnh lây lan. Tuy nhiên, lệnh phong tỏa chỉ áp dụng được một phần do nước này đang đẩy mạnh công tác khắc phục hậu quả vụ nổ. Sân bay vẫn mở cửa và tất cả những người xuất nhập cảnh đều phải xét nghiệm PCR.
Tại châu Phi, số trường hợp nhiễm mới virus SARS-CoV-2 ở Tunisia gia tăng trong những ngày gần đây do người dân không tuân thủ các quy định phòng dịch do Bộ Y tế nước này đưa ra, chủ yếu là không đeo khẩu trang ở các khu vực công cộng. Do đó, Tunisia đã tăng mức xử phạt những cá nhân vi phạm quy định này.
Ngày 27/8, Tổ chức Y tế Thế giới nhấn mạnh, cần làm xét nghiệm y tế cho những người tiếp xúc với các trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cho dù họ có triệu chứng hay không. Khuyến cáo này được WHO đưa ra sau khi giới chức y tế Mỹ nói rằng việc làm này là không cần thiết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này
Dự án AI trị giá 500 tỷ USD của Mỹ: Thách thức lớn cho châu Âu
Pháp - Đức bàn đối phó chính sách thuế dưới thời Tổng thống Donald Trump