Quốc tế

Giải mã hầm trú bom nguyên tử 'khủng' của Trung Quốc được tiết lộ sau 40 năm

Khi Trung Quốc bị tấn công bằng bom nguyên tử, thì nơi nào ở quốc gia này là nơi trú ẩn an toàn nhất? Hầm trú ẩn 816 sau gần 40 năm mới được công khai chính là hầm trú ẩn an toàn nhất.

Uy lực của bom hạt nhân hiện nay cả thế giới đều rõ ràng. Cuối thời kỳ Thế chiến II, Mỹ đã thả hai quả bom nguyên tử cho Nhật Bản, sự tàn khốc khủng khiếp của bom nguyên tử đã làm cho Nhật Bản từ bỏ kháng chiến trực tiếp. Sau khi sự kiện này xảy ra, các nước lớn đã bắt đầu nghiên cứu về bom nguyên tử, và cũng lo lắng về mối đe dọa hạt nhân từ nước khác. Mặc dù vụ nổ bom nguyên tử là “ác mộng” của thế giới, nhưng không phải là không có biện pháp trú ngụ an toàn. Và Trung Quốc đã có phương án phòng bị trong trường hợp quốc gia này bị tấn công bằng bom nguyên tử.

Nổ bom nguyên tử là “ác mộng” của thế giới. Nguồn: Ifeng

Địa điểm thứ nhất, cũng là nơi an toàn nhất, đó là “công trình trú ngụ hạt nhân 816” trong núi ở thành phố Trùng Khánh. Công trình này được mệnh danh là “hang động nhân tạo số 1 thế giới”. Ban đầu, địa điểm này được xây dựng nhằm chế tạo vũ khí hạt nhân của Trung Quốc để phản công hiệu quả các cuộc tấn công hạt nhân.

Tuy nhiên, với sự phát triển đa dạng hóa các loại vũ khí hạt nhân của Trung Quốc, địa điểm nghiên cứu chế tạo cố định kiểu cũ này đã hông còn có thể đáp ứng nhu cầu quốc phòng của Trung Quốc, do đó, địa điểm này, từng là một bí mật hàng đầu, giờ đây đã được công khai. Tất nhiên, nếu xảy một cuộc tấn công bằng bom nguyên tử thì trú ẩn ở công trình này là địa điểm an toàn nhất.

“Công trình trú ngụ hạt nhân 816” ở Trùng Khánh được mệnh danh là “hang động nhân tạo số 1 thế giới”. Nguồn: Ifeng

Năm 1966, Thủ tướng Chu Ân Lai phê chuẩn việc xây dựng “căn cứ công nghiệp nguyên liệu hạt nhân Trung Quốc ở núi Bồi Lăng, Trùng Khánh”. Công trình bao gồm lò phản ứng hạt nhân, khu xử lý hóa học và nhà máy hạt nhân dưới lòng đất cung cấp nguyên liệu hạt nhân cho bom nguyên tử. Quân ủy Trung ương Trung Quốc chỉ đạo trực tiếp Sư công binh số 54 (lực lượng bộ đội 8342) phụ trách xây dựng công trình, đây là công trình thuộc hạng mục quân sự tối mật.

Tháng 2/1967, Trung Quốc bắt đầu công tác xây dựng, tổng đầu tư cho công trình là 740 triệu NDT (thời điểm năm 1967). Thị trấn Bồi Lăng điều động 10.000 nhân công, nhân viên kỹ thuật được tuyển dụng trên toàn Trung Quốc lên đến gần 10.000 người, tổng cộng tham gia xây dựng là 60.000 người cả dân sự và quân sự.

Công trình được xây dựng với 60.000 nhân công, tổng diện tích đạt 104.000 m2. Nguồn: Ifeng

Năm 1984 Trung Quốc dừng thi công, khi đó đã hoàn thành được 85% công trình, lắp đặt được 60% thiết bị. Tháng 4/2002, Ủy ban Công nghệ Khoa học Quốc phòng Trung Quốc ban hành lệnh “giải mật” đối với công trình này, tuy nhiên phải đến tháng 9/2016 công trình mới chính thức hoàn thành 100%. Tháng 1/2018, công trình được Trung Quốc đưa vào danh sách bảo vệ di sản công nghiệp Trung Quốc, tháng 7/2019 trở thành khu du lịch cấp AAAA của Trung Quốc.

Tổng diện tích của công trình 816 là 104.000 m2, có 18 động lớn. Số lượng đường, động dẫn hướng, động nhánh, đường hầm và giếng lên tới con số 130, tổng chiều dài của các con đường trong công trình đạt 20 km, tòa nhà cao nhất trong công trình đạt 79,6 m với 9 tầng, chiều rộng tường là 25 m, chiều rộng của mái vòm là 31,2 m, diện tích đạt 130.000 m2. Sử dụng kết cấu “trong động có nhà, trong nhà có động, trong động có sông”.

Cao nguyên Thanh Tạng là khu vực cao nhất Trung Quốc cũng là địa điểm trú ấn an toàn khi Trung Quốc bị tấn công bằng bom nguyên tử. Nguồn: Ifeng

Địa điểm thứ hai là cao nguyên Thanh Tạng ở Tây Tạng, nơi càng bằng phẳng, thì tốc độ lan truyền của vụ nổ vũ khí hạt nhân càng nhanh. Tuy nhiên, cao nguyên Thanh Tạng rất cao. Nơi càng cao, không khí càng mỏng hơn và có rất nhiều ngọn núi xung quanh để ngăn chặn sức nổ của bom nguyên tử. Uy lực của bom nguyên tử sẽ chỉ tập trung trong một phạm vi nhỏ, từ đó giảm đáng kể sự lan truyền của bức xạ từ vụ nổ hạt nhân. Ngoài cao nguyên Thanh Tạng thì lưu vực Tứ Xuyên có độ cao giống như cao nguyên, có thể làm giảm tác hại của vũ khí hạt nhân.

Các công trình hầm ngầm dưới lòng đất của Trung Quốc cũng là địa điểm trú ẩn tạm thời. Nguồn: Ifeng

Địa điểm thứ ba là các công sự kiên cố dưới lòng đất. Theo nguyên lý, bom nguyên tử thường áp dụng hình thức nổ trên không mà không trực tiếp chạm vào mặt đất. Một vụ nổ bom nguyên tử sẽ tạo ra nhiều thiệt hại như nhiệt độ cao, bức xạ ánh sáng, sóng xung kích... rất khó để sống sót trong trung tâm vụ nổ. Tuy nhiên, nếu trú ẩn dưới lòng đất, vẫn có thể tránh được phần lớn thiệt hại của vụ nổ. Ở Trung Quốc, các hầm trú ẩn phòng không, tầng hầm và tàu điện ngầm là tất cả những nơi có thể tránh ngắn hạn.

Theo Đức Trí/Infonet
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo