Quốc tế

Giải pháp tăng cường độ chính xác cho pháo binh Việt Nam được chào hàng tại DSE 2019

Tại Triển lãm DSE 2019, các doanh nghiệp quốc phòng đến từ Nga và Ukraine đã mang tới trưng bày một số loại đạn pháo dẫn đường rất đáng chú ý.

Xu thế của pháo binh hiện đại đó là nối dài tầm bắn và đặc biệt là gia tăng độ chính xác của đạn nhằm thay thế tên lửa chiến thuật. Chiến tranh tương lai dự báo sẽ không còn những màn bắn pháo với hàng trăm ngàn quả nữa mà thay vào đó là tấn công chính xác kiểu phẫu thuật.

Đạn pháo có điều khiển được trang bị hệ dẫn đường bằng laser bán chủ động bắn đi từ lựu pháo thông thường hay rocket tích hợp hệ thống định vị toàn cầu triển khai từ bệ pháo phản lực phóng loạt là những chủng loại sẽ được trang bị rộng khắp trong thời gian tới.

Tại Triển lãm DSE 2019 đang diễn ra, như để đón trước nhu cầu của Việt Nam, các doanh nghiệp quốc phòng lớn của Nga và Ukraine đã mang sản phẩm của mình tới trưng bày nhằm tìm kiếm hợp đồng có giá trị cao.

Đạn pháo có điều khiển dẫn đường bán tự động bằng laser Kvitnyk-E được trưng bày tại Triển lãm DSE 2019

Thu hút sự chú ý đầu tiên là đạn pháo có điều khiển dẫn đường bán tự động bằng laser Kvitnyk-Ecùng súng phóng lựu dùng một lần RPV-16 do Ukraine sản xuất được trưng bày tạigian hàng của Spets Techno Export.

Đạn pháo Kvitnyk có chiều dài 1,2 m, trọng lượng 48kg, kết cấu bao gồm đầu đạn nổ phá năng lượng cao (HE) nặng 8 kg, tầm bắn 20 km. Đạn Kvitnyk dùng để tiêu diệt các mục tiêu kiên cố, cơ động, phá hủy xe tăng - thiết giáp hiệu quả và được đánh giá tương đương với Krasnopol của Nga.

Ưu thế của vũ khí Ukraine đó là quốc gia Đông Âu này luôn sẵn sàng hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho đối tác, bên cạnh đó chất lượng sản phẩm của họ cũng đã được khẳng định qua thời gian, cho nên cơ hội để đạn pháo có điều khiểnKvitnyk-E được Việt Nam quan tâm là khá lớn.

Các loại rocket dẫn đường dành cho pháo phản lực phóng loạt được Tập đoàn Techmas trưng bày tại Triển lãm DSE 2019

Ngoài gian hàng của Ukraine, Tập đoàn Techmas của Nga cũng trưng bày tại khu triển lãm của mình hàng loạt loại đạn rocket dẫn đường chính xác trang bị cho các hệ thống pháo phản lực phóng loạt từ BM-21 Grad cho tới BM-30 Smerch.

Hiện tại ranh giới giữa pháo phản lực dẫn đường so với tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn gần như đã bị xóa nhòa, thậm chí nhiều chuyên gia quân sự còn cho rằng đó chỉ đơn thuần là vấn đề tên gọi nhằm "lách luật" khi bán ra nước ngoài mà thôi.

Trong công cuộc hiện đại hóa Lục quân Việt Nam, sau khi trang bị các xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại thì Binh chủng Pháo binh được dự đoán sẽ là đối tượng kế tiếp được hiện đại hóa, bao gồm cả lựu pháo lẫn pháo phản lực dẫn đường, vì vậy cơ hội dành cho các đối tác nước ngoài là khá lớn.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo