Giãy dụa trong "bàn tay phù thủy" của Nga, Mỹ-Israel tính tung quân ép chết Iran ở Syria?
Khủng bố IS công bố hình ảnh "đánh chiếm căn cứ quân sự Nga" tại Syria / Israel giật mình khi tên lửa Fateh-110 được Iran triển khai tới Syria
Kế hoạch đẩy bật "lực lượng Iran" khỏi Syria?
Mới đây, Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) có trụ sở tại Anh đã đưa ra nhận định:
"Mỹ, Israel và Nga đang nỗ lực ngăn tuyến giao thông chiến lược xuất phát từ Tehran, đi qua Baghdad và Damascus để tới Beirut. Tuyến đường này được Iran sử dụng để vận chuyển đạn dược và các vũ khí tiên tiến cho các đồng minh, đặc biệt là lực lượng Hezbollah ở Lebanon".
SOHR viện dẫn "nguồn phân tích có trình độ" cho biết rằng Liên minh chống khủng bố quốc tế do Mỹ dẫn đầu, Israel và Nga đang hoạt động như một "mặt trận" nhằm tìm cách vô hiệu hóa tuyến cao tốc quốc tế Tehran - Beirut và "đẩy người Iran" ra khỏi khu vực hoang mạc Syria".
Nguồn tin cho biết một phái đoàn từ Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) đã gặp gỡ chỉ huy của các nhóm phiến quân Quân đội Syria Tự do (FSA) Jaysh Magawaw al-Thawra và Jaysh al-Nukhba tại căn cứ al-Tanaf nằm trên hoang mạc biên giới Syria-Jordan.
Cuộc gặp được cho là để thảo luận về một kế hoạch quân sự chung nhằm vào các "lực lượng Iran" tại khu vực hoang mạc hữu ngạn sông Euphrate dưới "ô bảo vệ" của Liên minh do Mỹ dẫn đầu với mục đích để ngăn chặn việc nối thông đường cao tốc quốc tế Tehran-Beirut ở Syria.
Lực lượng phiến quân FSA và đặc nhiệm Mỹ tại căn cứ al-Tanf.
Tất cả các bên tham gia cuộc họp đã đồng thuận về việc các nhóm FSA tại al-Tanf sẽ tiến quân dưới cái cớ "tiêu diệt tàn quân IS".
SOHR cho biết thêm rằng người Nga là nhân tố duy nhất lúc này có thể ngăn chiến dịch nói trên và chủ yếu phụ thuộc vào nỗ lực của Moscow trong việc yêu cầu Tehran rút các nhóm dân quân Shia trung thành khỏi hoang mạc Syria và thay thế bằng lực lượng được Nga hậu thuẫn.
Các lực lượng thay thế nói trên được cho là các nhóm vũ trang bộ lạc địa phương và các cựu phiến quân đã gia nhập Quân đoàn 5 Quân đội Arab Syria (SAA) do Nga trang bị và huấn luyện.
Các tay súng người Kurd quan sát cảnh máy bay của Liên minh do Mỹ dẫn đầu không kích vị trí của nhóm khủng bố IS tại tỉnh Deir Ezzor, tháng 3/2019.
Mỹ - Israel có thật sự nghiêm túc khi đối đầu với Iran?
Hôm 12/5, Đại diện đặc biệt của Mỹ về Syria ông James Jeffrey đã ra tuyến bố rằng chiến dịch gây "áp lực tối đa" của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã "làm tê liệt nền kinh tế của Iran, buộc Tehran phải rút một phần lực lượng khỏi Syria".
Theo SOHR, tổ chức "giám sát" có quan điểm ủng hộ phiến quân Syria, nếu Nga không thuyết phục được Iran rút lui, chắc chắn Mỹ và Israel sẽ ủng hộ "giải pháp quân sự" và một chiến dịch tấn công nhanh với các cuộc không kích dữ dội sẽ được thực hiện.
Theo một nguồn tin địa phương, một mạng lưới tình báo đang tích cực thu thập hoạt động của dân quân Shia và tọa độ "mục tiêu Iran" trong khu vực hoang mạc al-Shamiyyah (thuộc các tỉnh Homs và Deir Ezzor của Syria) và kết nối trực tiếp với Tel Aviv và Liên minh.
Mạng lưới này cũng duy trì một đường dây liên lạc gián tiếp tới Nga.
Lực lượng Mỹ tại miền đông Syria cũng đang thực hiện các nhiệm vụ "trinh sát sâu" từ các vị trí của SDF ở tả ngạn sông Euphrate sang bờ bên kia - hiện do dân quân Shia do Iran hậu thuẫn kiểm soát.
Hôm 13/5, thủ lĩnh phong trào Hezbollah ở Lebanon, Hassan Nasrallah tuyên bố trên truyền hình rằng Israel đang chuẩn bị cho hoạt động tấn công lớn nhằm vào các mục tiêu là năng lực tên lửa đạn đạo của Syria và cam kết rằng Hezbollah sẽ không rút khỏi Syria.
Các tuyến đường nối Iran với Lebanon thông qua lãnh thổ Iraq và Syria luôn là mối lo của Israel và Mỹ.
Iran sẽ không "bó tay chịu chết"?
Trước các "tín hiệu nguy hiểm", phản ứng của Iran thể hiện rõ rằng họ không "bó tay chịu chết".
Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) và các nhóm dân quân Shia đang xây dựng một tuyến phòng thủ kiên cố dọc theo hoang mạc và từ khu vực thị trấn al-Bukamal gần biên giới Iraq-Syria đến phía nam thành phố Deir Ezzor.
Ngày 14/5, một số không ảnh của tổ chức ISI cho thấy các nhóm dân quân Shia và IRGC đã củng cố một căn cứ ngầm có tên "Imam Ali" nằm gần biên giới Syria-Iraq, nơi được cho là kho vũ khí nhằm lưu trữ tên lửa đạn đạo.
Nguồn tin địa phương của SOHR cho biết họ đã chứng kiến việc các nhóm dân quân Shia tăng cường lực lượng trong khu vực thông qua tuyến đường nối al-Bukamal với Iraq.
Một nhóm viện binhđã được vận chuyển từ Iraq bằng xe buýt nhằm tránh sự phát hiện của máy bay trinh sát Mỹ-Israel tại khu vực nông thôn phía tây tỉnh Deir Ezzor.
Ngày 12/5, một chuyến hàng thứ 2 được máy bay vận tải cất cánh từ Iran đã hạ cánh tại căn cứ quân sự Khmeimim của Nga.
Khu vực được cho là căn cứ ngầm "Imam Ali" của Iran và nằm gần tuyến biên giới Syria-Iraq.
Vị trí các xe ủi đất và tuy tuyến đường dẫn vào căn cứ ngầm "Imam Ali" được cho là nơi tích trữ tên lửa đạn đạo của Iran.
Nga sẽ là "kẻ đứng vững cuối cùng" trên chiến trường Syria?
Mặc dù thời gian gần đây truyền thông khu vực và Phương Tây viện dẫn các bài báo tiếng Nga chỉ trích chính quyền Damascus và cá nhân Tổng thống Syria Bashar al-Assad để kết luận rằng Moscow và Tehran đang tồn tại "xung đột âm ỉ" về lợi ích ở Syria nhưng thực tế có thể rất khác.
Ngày 12/5, một chuyến hàng thứ 2 được máy bay vận tải hạng nặng IL-76 của Syria cất cánh từ Iran đã hạ cánh tại căn cứ quân sự Khmeimim của Nga.
Mặc dù khó có thể biết hàng hóa trên các chuyến bay nói trên là gì, nhưng chắc chắn việc một "cầu hàng không quân sự" được thiết lập giữa Iran và Syria dưới sự bảo trợ của các lực lượng vũ trang Nga sẽ là một việc "không vui vẻ gì" đối với Tel Aviv và ngay cả Washington.
Hoạt động này có thể khiến tuyên bố của SOHR về việc Nga đang trong một "mặt trận" với Mỹ và Israel nhằm vào Iran thiếu đi tính thuyết phục.
Với vai trò là các "đồng minh" với chính phủ Damascus, việc Nga đẩy lui Iran có thể gây ra những hậu quả khôn lường cho sự ổn định trong khu vực, đặc biệt là trong bối cảnh Nga đang phải tập trung vào các vấn đề an ninh hậu chiến với "đối tác" Thổ Nhĩ Kỳ ở tây bắc Syria.
Hình minh họa.
Sự mất ổn định nói trên có thể dẫn tới việc nhóm khủng bố IS trỗi dậy - điều mà Moscow không hề muốn khi các doanh nghiệp dầu khí của họ đang cộng tác với các đối tác Syria trong việc khai thác các mỏ khí đốt ở tỉnh Homs - được bảo vệ bởi các công ty an ninh Nga.
Xét cho cùng, thiếu dân quân Shia, lực lượng Nga và ngay cả các công ty an ninh Nga không thể đủ sức bao quát toàn bộ miền đông Syria. Việc một khu vực hoang mạc rộng lớn thuộc tỉnh Homs vẫn nằm dưới sự kiểm soát của tàn quân IS kể từ sau chiến dịch quân sự vào năm 2017 cho thấy rõ thực tế này.
Dưới áp lực của Mỹ-Israel, có thể Moscow sẽ thống nhất với Tehran tạo cho các nhóm dân quân Shia một "vỏ bọc" dưới cái ô bảo trợ của Nga. Nói cách khác, Nga "không mất một binh một tốt" đã ép Iran vào "chiếu dưới" khi phân chia quyền lợi ở Syria hậu chiến.
Trong một tình huống nguy hiểm hơn khi Iran không chấp nhận giải pháp nói trên, Nga có thể sẽ tạm thời "nhắm mắt làm ngơ" để FSA và SDF đụng độ với dân quân Shia cho tới thời điểm thương vong do không kích quá lớn, Tehran sẽ phải cầu viện Moscow.
Không quân Vũ trụ Nga (VKS) với các tiêm kích hiện đại Su-35 và MiG-29SMT lúc này sẽ xuất kích hủy diệt các nhóm phiến quân do Mỹ hậu thuẫn, ép tất cả "những cái đầu nóng" phải chấp nhận "cuộc chơi Syria" do Moscow đặt ra.
Sau tất cả, có vẻ như "những người chơi cờ" Moscow sẽ là bên có lợi nhất trong cuộc xung đột ở vùng lãnh thổ hữu ngạn sông Euphrate. Nó cho thấy nhiều khả năng cả Washington, Tel Aviv lẫn Tehran đã sa vào cái bẫy "mượn dao giết người" do Moscow giăng sẵn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo