Quốc tế

Hải quân mạnh nhất thế giới 244 năm tuổi và những khoảnh khắc để đời

Ngày 13/10, Hải quân Mỹ đã bước qua sinh nhật thứ 244 của mình và sau 244 năm tồn tại, lực lượng này đã tham chiến ở gần như mọi vùng biển trên khắp thế giới.

Được thành lập vào năm 1775, Hải quân Mỹ là lực lượng có tuổi đời cao hơn cả nước Mỹ khi phải tới năm 1776 thì quốc gia này mới được thành lập. Nguồn ảnh: BI.

Năm 1990, USS Holland là tàu ngầm đầu tiên được Hải quân Mỹ nhập vào biên chế lực lượng này. Nguồn ảnh: BI.

Tổng thống Mỹ ông Theodore Roosevelt ra lệnh cho thủy thủ Mỹ thực hiện hải trình vòng quanh thế giới lần đầu tiên vào năm 1907. Hải trình này kết thúc sau đó hai năm. Nguồn ảnh: BI.

Hạm đội Hải quân Mỹ đầu thế kỷ 20 phô chương sức mạnh với đoàn tàu hơi nước đông đảo, hiện đại của mình. Nguồn ảnh: BI.

Khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất bắt đầu ở châu Âu, Hải quân Mỹ thậm chí còn đóng nhiều tàu chiến và tăng cường độ hiện đại của các tàu này lên cao hơn nữa. Nguồn ảnh: BI.

Sĩ quan Học viên Hải quân Mỹ tại Học viện Hải quân tốt nghiệp năm 1917 - cách đây 102 năm. Nguồn ảnh: BI.

Khinh khí cầu cuối cùng của Hải quân Mỹ được nhập biên vào năm 1933. Nguồn ảnh: BI.

Thủy thủ trên tàu chiến Mỹ có mặt tại Manhattan, New York năm 1941 - ít tháng trước khi nước Mỹ bước vào trận chiến này. Nguồn ảnh: BI.

Thủy thủ Hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng thu được một tàu ngầm bỏ túi của Nhật bị bỏ lại sau cuộc tấn công bất thình lình, không hề báo trước vào nước Mỹ. Nguồn ảnh: BI.

Tại mặt trận Thái Bình Dương, lực lượng tàu ngầm của Mỹ hoạt động hiệu quả hơn cả lực lượng tàu ngầm của Đức ở biển Đại Tây Dương. Nguồn ảnh: BI.

Hải quân Mỹ tóm sống một tàu ngầm Đức năm 1944. Nguồn ảnh: BI.

Nụ hôn bất tử của một thủy thủ Hải quân Mỹ cùng một y tá trên Quảng Trường Thời Đại khi cả nước Mỹ ăn mừng chiến thắng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: BI.

Chỉ năm năm sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, Hải quân Mỹ tiếp tục tham chiến trong Chiến tranh Triều Tiên. Nguồn ảnh: BI.

Lực lượng Hải quân Mỹ đã chứng tỏ được tầm quan trọng của mình khi không chỉ yểm trợ về mặt hỏa lực hải pháo mà còn cung cấp cả các "sân bay dã chiến" di động giữa biển, giúp đảm bảo ưu thế trên không trong gần như toàn bộ cuộc chiến. Nguồn ảnh: BI.

Sau Triều Tiên, "điểm đến" tiếp theo của Hải quân Mỹ là chiến trường Việt Nam. Nguồn ảnh: BI.

Hải quân Mỹ trong cuộc "Khủng hoảng tên lửa Cuba" khi Liên Xô có ý định mang tên lửa tới đặt tại quốc gia này để nhắm thẳng vào Mỹ. Nguồn ảnh: BI.

Cuối thế kỷ 20, Hải quân Mỹ cũng là lực lượng dẫn đầu trong cuộc chiến dịch Bão Táp Sa Mạc. Nguồn ảnh: BI.

"Thành tích" của một phi công Không quân Hải quân trong Chiến tranh Vùng Vịnh. Nguồn ảnh: BI.

Trong thế kỷ 21, xu hướng của thế giới là hạn chế xung đột về mặt quân sự và khi này, Hải quân Mỹ lại tỏ ra cực kỳ xông xáo trong các hoạt động viện trợ nhân đạo, cứu hộ cứu nạn hay chống cướp biển. Nguồn ảnh: BI.

Công nghệ phát triển cũng khiến lực lượng Hải quân Mỹ liên tục phải thay đổi chiến thuật, sách lược tác chiến dù rằng từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai tới nay, chưa từng có bất cứ một cuộc chiến tổng lực nào diễn ra trên biển. Nguồn ảnh: BI.

Học viên sĩ quan Hải quân Mỹ tốt nghiệp năm 2015 - khác xa với cách ăn mừng tốt nghiệp của cha ông họ cách đấy gần 100 năm. Nguồn ảnh: BI.

Theo Tuấn Anh/Kiến thức
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo