Quốc tế

Hé lộ lý do tên lửa Ukraine bắn chìm được tàu Moskva: Nga sai lầm khi không làm một việc

Theo ông Axe, đang có những bằng chứng tường tận chỉ ra rằng Ukraine nói thật về cuộc tấn công của họ vào tàu Moskva.

Tư lệnh Lục quân NATO bị quân đội Nga bắt giữ ở Ukraine? / Nguyên nhân khiến quân đội Nga đánh mãi vẫn chưa chiếm được nhà máy Azovstal ở Mariupol

Mọi chuyện có thể đã khác

Sáng 13/4, tàu tuần dương Moskva của Hải quân Nga đã bị hư hại nặng tại vị trí cách bờ biển Ukraine gần Odessa khoảng 60 dặm.

Tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường lớp Slava này là soái hạm của Hạm đội Biển Đen, giữ vai trò là "người bảo vệ" chủ lực của đội tàu đổ bộ gồm hàng chục chiếc mà Điện Kremlin đã tập hợp lại để chuẩn bị cho chiến dịch quân sự mở rộng ở Ukraine.

Đội tàu đó cho đến nay vẫn chưa đảm nhiệm vai trò đáng kể nào trong cuộc chiến đã leo thang mạnh mẽ từ đêm 23/2, sau quyết định của Tổng thống Vladimir Putin. Không khó để đoán ra lý do: Các tên lửa của Ukraine đã khiến vùng biển ven bờ của nước này trở thành nơi vô cùng nguy hiểm đối với tàu chiến Nga.

Theo nhà phân tích David Axe, tình hình có thể không nguy hiểm đến vậy nếu hạm đội Nga có đủ lực lượng yểm hộ đường không. Tuy nhiên, việc thiếu các biện pháp bảo vệ trên không trong nhiều thập kỷ đã khiến các thủy thủ Nga phải đối mặt với nhiều rủi ro.

Hé lộ lý do tên lửa Ukraine bắn chìm được tàu Moskva: Nga sai lầm khi không làm một việc - Ảnh 1.

Tuần dương hạm Moskva ngoài khơi Ukraine hôm 12/4. Ảnh: H I Sutton

Các quan chức tại Kyiv tuyên bố lực lượng của họ đã tấn công Moskva bằng tên lửa chống hạm Neptune sản xuất trong nước. Trong khi đó, Moscow khẳng định chiếc tàu tuần dương đã bốc cháy vì một tai nạn trên tàu.

Dù là trường hợp nào thì 12 tiếng sau khi tàu Moskva chìm xuống biển trên đường được kéo về quê nhà Sevastopol (Crimea), Điện Kremlin thông báo thủy thủ đoàn, với 500 người, đã rời khỏi tàu.

Hé lộ lý do tên lửa Ukraine bắn chìm được tàu Moskva: Nga sai lầm khi không làm một việc - Ảnh 2.

Đô đốc Nikolai Yevmenov gặp thủy thủ soái hạm Moskva bị chìm ngày 14/4. Ảnh: Reuters

Theo ông Axe, đang có những bằng chứng tường tận chỉ ra rằng Ukraine nói thật về cuộc tấn công của họ vào tàu Moskva.

Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, trong sáng 14/4, những tàu chiến "còn sống sót" của Hạm đội Baltic (Nga)- gồm các khinh hạm và tàu hộ tống cỡ nhỏ hơn – đã di chuyển về phía nam, tránh xa Odessa, khiến khoảng cách giữa chúng với các tổ hợp tên lửa mà Ukraine bố trí dọc bờ biển tăng thêm khoảng 20 dặm nữa.

 

Họ dường như đang rút lui trước một vấn đề mà Hải quân Nga và Hải quân Liên Xô trước đó đã phải vật lộn từ lâu: Làm thế nào để bảo vệ hạm đội khỏi các tên lửa hành trình?

Nga đã không tiếp thu bài học của Liên Xô

Công nghệ thu nhỏ đầu dò, động cơ tên lửa và bộ điều khiển tự động trong những năm 1960 và 1970 đã mang lại một cuộc cách mạng trong tác chiến hải quân.

Các lực lượng hải quân hàng đầu thế giới đã cho ra mắt những tên lửa hành trình chống tàu có khả năng bay với tốc độ cận âm ngay phía trên những con sóng và đạt tới tầm bắn khoảng 100 dặm trở lên. Chúng có thể tấn công các tàu mục tiêu ngay trên đường mớn nước và khiến thiệt hại trở nên thảm khốc.

Tuy nhiên, các hạm đội cũng đồng thời nghiên cứu phương thức phòng thủ trước tên lửa chống hạm của đối phương. Vấn đề trở nên cấp bách hơn vào năm 1982, khi các nhà lãnh đạo hải quân trên toàn thế giới chứng kiến Argentina đánh chìm 7 tàu Anh, trong đó có 2 chiếc bị đánh chìm bằng tên lửa chống hạm Exocet.

Các nhà hoạch định hải quân Liên Xô kết luận rằng hạm đội của họ cần được phòng thủ tốt và nhanh hơn.

 

Hé lộ lý do tên lửa Ukraine bắn chìm được tàu Moskva: Nga sai lầm khi không làm một việc - Ảnh 3.

Tên lửa hành trình Neptune của Ukraine. Ảnh: Bộ Quốc phòng Ukraine

"Liên Xô nhất trí về một số phương pháp cải thiện khả năng phòng thủ tên lửa chống hạm, nhưng cũng có những phương pháp khác họ không đồng ý" – Nhà phân tích Floyd Kennedy cho biết trong một bài báo năm 1985 viết cho ấn phẩm của Đại học Chiến tranh Hàng hải Mỹ.

Theo đó, tác chiến điện tử là một lựa chọn. Rõ ràng, các tàu chiến của Liên Xô, và sau này là Nga, nên được trang bị các thiết bị để gây nhiễu đầu dò của tên lửa chống hạm. Ngoài ra, chúng cần có pháo hạm và tên lửa để bắn hạ các tên lửa chống hạm đã qua mặt được các thiết bị gây nhiễu.

Các kiến trúc sư của Hải quân Liên Xô đã nghiêm túc bổ sung những hệ thống đó cho tất cả các tàu chiến mặt nước cỡ lớn. Tàu Moskva [đưa vào hoạt động năm 1982] được trang bị mạnh mẽ 64 tên lửa phòng không tầm xa S-300 để bảo vệ khu vực và 40 tên lửa tầm ngắn Osa để tự vệ trên không, cùng với các pháo hạm. Nó cũng được lắp đặt các thiết bị gây nhiễu Rum Tub và Side Globe.

Ông Axe cho hay, chúng ta không biết các hệ thống đó đã được bảo trì như thế nào trên tàu Moskva, cũng như cách thức kíp vận hành được đào tạo và cảnh báo như thế nào vào lúc 1 giờ sáng – thời điểm được cho là xảy ra vụ tấn công của tên lửa Neptune.

 

Giả sử Ukraine đang nói sự thật thì tất cả các tên lửa và thiết bị gây nhiễu trên tàu Moskva rõ ràng không đủ để ứng phó. Các tên lửa Neptune đã xuyên thủng mạng lưới phòng thủ của tàu Nga. Chiếc Moskva bốc cháy và sau đó, như chúng ta đã biết, nó chìm xuống biển.

Các nhà tư tưởng Liên Xô đã lường trước được sự thiếu hụt của hệ thống phòng thủ trên tàu. Họ cho rằng các tàu chiến nên có lớp bảo vệ trên không để chống lại tên lửa hành trình của đối phương. Máy bay cảnh báo sớm có thể phát hiện nhanh chóng sau khi tên lửa được phóng đi, trong khi máy bay chiến đấu có thể bắn hạ các tên lửa này ở khoảng cách an toàn.

Tất nhiên, lực lượng yểm trợ đường không cho hải quân có thể được triển khai từ các căn cứ trên bộ. Hải quân Nga hiện duy trì một phi đội Su-30 ở Crimea nhằm mục đích bảo vệ hạm đội. Tuy nhiên, những chiếc Su-30 này dường như lại khá bận rộn với nhiệm vụ oanh tạc vào các vị trí của lực lượng Ukraine trên bộ. Căn cứ cho phỏng đoán này là Ukraine tuyên bố đã bắn hạ được ít nhất 1 chiếc Su-30 của Nga.

Có thể nói, lớp phòng thủ trên không của Nga đã thiếu hụt ngoài khơi Odessa trong sáng 13/4. Nếu quả thật có chiếc máy bay nào của Nga vào sáng hôm đó thì chúng đã đến và đi một cách quá "im hơi lặng tiếng", không đóng bất cứ vai trò đáng kể nào trong cuộc tấn công chớp nhoáng, mang tính quyết định này.

Một số nhà hoạch định Liên Xô trong những năm 1980 đã thúc giục hạm đội nước này xem xét một phương thức có thể thiết lập chiếc ô trên không bảo vệ các tàu dễ bị tấn công, ví dụ như đóng, trang bị và triển khai các tàu sân bay. Nói cách khác là làm những gì mà Mỹ, Anh, Pháp đã làm từ lâu.

 

"Đánh giá theo tài liệu, hệ thống phòng không hạm đội những năm 1990 của hải quân Liên Xô dự kiến sẽ bao gồm vô số hệ thống mới, trong đó có ‘một tàu sân bay cỡ lớn với máy bay chiến đấu tầm xa và máy bay cảnh báo sớm (AEW)" – Kennedy viết.

Liên Xô đã đóng tàu sân bay cỡ lớn đầu tiên của họ - Đô đốc Kuznetsov - vào năm 1982. Con tàu được đưa vào hoạt động năm 1991, đúng lúc Liên Xô sụp đổ. Con tàu thô sơ và kém hiệu quả này, cho tới nay, vẫn là tàu sân bay duy nhất của Nga. Nó vẫn đang phục vụ nhưng hiếm khi được triển khai.

Kuznetsov đang trong quá trình đại tu và không thể bảo vệ tàu Moskva hôm 13/4. Theo ông Axe, bài học mà Liên Xô nhận ra 40 năm trước đã không được nước Nga tiếp thu, và thực tế là Ukraine rất có thể đã đánh chìm một trong những tàu chiến cỡ lớn nhất của Nga chỉ với 2 tên lửa 'tí hon'.

Xung đột Nga - Ukraine
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm