Quốc tế

Hé lộ vũ khí đáng sợ hơn cả bom hạt nhân của Quân đội Nga

Những năm gần đây, Quân đội Nga tích cực đẩy mạnh các chương trình phát triển trang thiết bị tác chiến điện tử ở cả trình độ cấp chiến thuật, chiến dịch với quy mô lớn, biến thứ vũ khí này trở thành "quân bài" chiến lược của Moscow.

Soi trực thăng vũ trang Airbus, cả châu Âu tranh nhau mua / Sức mạnh khẩu pháo Mỹ trên tàu đổ bộ lớn nhất Việt Nam

Vũ khí của tương lai

Giới chuyên gia quân sự quốc tế cho rằng, mục tiêu của các chương trình phát triển vũ khí, trang thiết bị tác chiến điện tử và không gian mạng của Nga là nhằm phát triển khả năng gây ảnh hưởng, chế áp, phá hoại trang thiết bị điện tử và môi trường điện từ của đối phương, trong đó đối thủ chủ yếu là Mỹ.
Theo đó, hiện nay Quân đội Nga đang triển khai các chương trình chủ yếu gồm: Hệ thống trinh sát điện tử thế hệ mới 1L222 Avtobaza, hệ thống tác chiến điện tử thế hệ mới trang bị trên máy bay trực thăng Rychag-AV, hệ thống tác chiến điện tử trang bị trên máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Himalaya và hệ thống tác chiến điện tử chuyên dụng thế hệ mới Krasukha-4 cho lực lượng lục quân.
Hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến Krasukha 4 của Quân đội Nga. Nguồn ảnh:National Interest.
Các chuyên gia phân tích quân sự Nga cho rằng, sự phát triển vượt bậc của các hoạt động tác chiến điện tử và tác chiến không gian mạng của Quân đội Mỹ trong những năm qua là động lực chủ yếu để Nga đẩy mạnh chương trình của mình. Trong các cuộc chiến tranh gần đây do Washington tiến hành, Quân đội Mỹ luôn thể hiện khả năng vượt trội so với đối thủ về năng lực tác chiến điện tử và tác chiến không gian mạng điện từ. Tại các cuộc xung đột này, Quân đội Mỹ đã luôn vận dụng linh hoạt nhiều phương thức tác chiến khác nhau như tác chiến điện tử, tác chiến tấn công mạng, tấn công sát thương cứng kết hợp sát thương mềm... từ đó vô hiệu hóa một loạt các trang thiết bị, vũ khí hiện đại của quân đội đối phương, qua đó còn giảm thiểu đáng kể thương vong trên chiến trường.
Sự phát triển và ưu thế của Mỹ trong lĩnh vực này khiến Nga đứng ngồi không yên. Do đó, xây dựng các chương trình phát triển vũ khí tác chiến điện tử và không gian điện từ mới là biện pháp đáp trả hữu hiệu nhất đối với Nga để cân bằng ưu thế tương đối so với Mỹ trong lĩnh vực này. Trong đó, mục tiêu hướng tới của các loại vũ khí tác chiến điện tử trên là biên đội tàu sân bay Mỹ.
Mục tiêu "sống còn" của tác chiến điện tử Nga

Theo các chuyên gia phân tích quân sự Nga, đội hình tác chiến của một biên đội tàu sân bay Mỹ được bố trí như sau: ở trung tâm của đội hình là tàu sân bay; lực lượng bảo đảm hậu cần được bố trí ở hai bên; phía trước đội hình là lực lượng trinh sát và lực lượng thu hút hỏa lực của đối phương nhằm bảo vệ an toàn tối đa cho tàu sân bay.
Trong khi đó, phương thức bảo vệ một biên đội tàu sân bay được bố trí thành 3 khu vực. Thứ nhất là khu vực phòng thủ tầm gần với cự ly phòng thủ từ 0 - 30m. Lực lượng bảo đảm phòng thủ tại khu vực này là hệ thống phòng thủ tầm gần được bố trí trên các tàu khu trục và các tên lửa phòng thủ tầm gần đảm nhiệm. Đây là lớp bảo vệ cuối cùng cho tàu sân bay khi bị đối phương tấn công.
Thay vì sử dụng tên lửa hay vũ khí hạt nhân, Quân đôi Nga trong tương lai hoàn toàn có thể sử dụng vũ khí công nghệ cao để vô hiệu hóa biên đội tàu sân bay của Mỹ. Nguồn ảnh: Sputnik.

Thứ hai là khu vực bảo vệ tầm trung với cự ly tác chiến là 30 - 150m. Thành phần lực lượng chủ yếu của khu vực phòng thủ này là hệ thống Aegis, máy bay chiến đấu F/A-18, máy bay tác chiến điện tử EA-18. Lực lượng này hình thành một lớp phòng thủ dày đặc với bán kính tác chiến là 500m và là khu vực phòng thủ chủ yếu của tàu sân bay.
Thứ ba là khu vực phòng thủ tầm xa với cư ly tác chiến từ 150 - 1.400m. Thành phần lực lượng chính gồm các biên đội tàu trinh sát, máy bay giám sát, trinh sát dưới sự chỉ huy tác chiến của các máy bay cảnh báo sớm E-3A và E-2C. Đây là tuyến bảo vệ ngoài cùng của một biên đội tàu sân bay Mỹ.
Phương án tấn công của Nga

Giới phân tích quân sự quốc tế nhận định, một trong những mục tiêu tấn công quan trọng nhất của các chương trình vũ khí tác chiến điện tử Quân đội Nga đó là biên đội tàu sân bay của Mỹ. Theo đó, Nga đã xây dựng kịch bản tác chiến với biên đội tàu sân bay của Hải quân Mỹ gồm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất, trinh sát, xác định vị trí biên đội tàu sân bay. Do tốc độ cơ động của tàu sân bay tương đối chậm, lượng lượng lớn, đội hình trải dài, đồng thời Mỹ thường công bố công khai lịch trình hoạt động của các biên đội tàu sân bay nên dễ dàng nhận biết bằng các phương tiện trinh sát và vệ tinh trinh sát.
- Giai đoạn thứ hai, thực hiện cách ly khu vực. Thông qua các trang thiết bị tác chiến điện tử, tiến hành gây nhiễu, chế áp đối với các loại trang thiết bị điện tử, thông tin, dẫn đường vệ tinh, liên lạc được bố trí trên các tàu sân bay của Mỹ, khiến cho phạm vi trinh sát, phát hiện mục tiêu của biên đội tàu sân bay Mỹ giảm xuống chỉ còn từ 700 - 1.400m. Theo như các công bố chính thức về thông số kỹ thuật một số trang thiết bị tác chiến điện tử của Nga, hệ thống tác chiến điện tử cấp chiến dịch là Krasukha và hệ thống tác chiến điện tử cấp chiến lược là Murmansk-BN hoàn toàn có khả năng gây nhiễu, chế áp có hiệu quả đối với các thiết bị điện tử trên tàu sân bay của Mỹ từ cự ly từ hàng trăm cho tới hàng nghìn km.
Không chỉ có thể vô hiệu hóa năng lực tấn công mà kể cả hệ thống phòng thủ trong biên đội tàu sân bay Mỹ cũng sẽ bị tác chiến điện tử Nga "bắt sống" từ khoảng cách hàng nghìn km. Nguồn ảnh:The Saker.

- Giai đoạn thứ ba, gây nhiễu, làm mất khả năng tác chiến của các hệ thống điện tử, thông tin liên lạc, định vị của đối phương. Sau khi chế áp khả năng phát hiện mục tiêu của đối phương, các máy bay và tàu chiến mặt nước của Nga sẽ tiếp cận biên đội tàu sân bay từ hai bên cánh, đồng thời phóng các thiết bị gây nhiễu điện tử. Mục tiêu là nhằm chế áp hệ thống thông tin liên lạc trên tàu sân bay; gây nhiễu và làm mất liên lạc giữa các biên đội tàu hộ vệ với máy bay tác chiến trên hạm; sử dụng gây nhiễu điện tử và đánh lừa điện tử để khống chế hệ thống nhận biết địch/ta trên tàu sân bay; làm gián đoạn hệ thống định vị toàn cầu GPS, từ đó khiến toàn bộ hệ thống chỉ huy, thông tin liên lạc, ra mệnh lệnh của biên đội tàu sân bay mất tác dụng.
- Giai đoạn thứ tư, sử dụng hỏa lực tấn công toàn diện. Sau khi vô hiệu hóa toàn bộ các thiết bị thông tin liên lạc, định vị của biên đội tàu sân bay và cách ly lực lượng này với các lượng tác chiến khác của Quân đội Mỹ ở khu vực khác, Nga sẽ sử dụng tổng lực các loại tàu chiến, tên lửa chống hạm để tấn công.
Theo kienthuc.net.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm