Quốc tế

Hệ thống phòng thủ THAAD thế hệ mới của Mỹ đáng sợ thế nào?

Hệ thống THAAD tăng tầm thế hệ mới có tầm bắn gấp 10 lần so với phiên bản cũ, thậm chí còn có khả năng đánh chặn đầu đạn tên lửa cơ động tốc độ vượt siêu thanh mà Trung Quốc, Nga đang phát triển.

Hệ thống THAAD tăng tầmCó thể bạn quan tâm là phiên bản cải tiến của hệ thống THAAD hiện đang được Quân đội Mỹ triển khai. Tên lửa của hệ thống này có thể đánh chặn mục tiêu là tên lửa đường đạn ở trong và ngoài bầu khí quyển. Hệ thống còn có thể cung cấp thông tin mục tiêu cho các hệ thống đánh chặn tầm thấp khác.

Thiết kế nguyên mẫu ban đầu của hệ thống THAAD có tầm bắn từ 600km đến 3.000km. Năm 2002, sau khi rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đường đạn, Mỹ bắt đầu cải tiến hệ thống THAAD để năng lực của hệ thống này phòng thủ được ở giai đoạn cuối đối với tên lửa đường đạn tầm xa và tên lửa xuyên lục địa.

Hệ thống THAAD tăng tầm được triển khai nhằm đối phó với mối đe dọa của mục tiêu tốc độ vượt siêu thanh có khả năng thay đổi quỹ đạo linh hoạt và cơ động giai đoạn cuối hành trình. Tổng giám đốc Công ty Lockheed Martin cho biết, hệ thống tên lửa của Nga, Trung Quốc đã tạo ra mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng cả về số lượng cũng như tính chất kỹ thuật công nghệ tiên tiến cho hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có của Mỹ.

Ví dụ như tên lửa siêu thanh YU-71 của Nga hoặc các tên lửa vượt siêu thanh khác của Trung Quốc có tốc độ cực lớn, lên tới từ 5 - 10Mach, đồng thời có khả năng thay đổi quỹ đạo bay một cách linh hoạt. Do đó, việc nâng cấp THAAD là cần thiết để hệ thống này đủ khả năng đối phó với các loại vũ khí mới được các nước trên triển khai.

Ngoài ra hệ thống THAAD còn giúp giảm thiểu quy mô triển khai phòng thủ tên lửa trên bộ. Vấn đề bất cập về tầm bắn ngắn, năng lực bao phủ hẹp của hệ thống THAAD nguyên mẫu đã bộc lộ khi triển khai hệ thống này tại Hàn Quốc. Khu vực triển khai THAAD được xác định tại Seongju cách Seoul 270km, trong khi cự ly phòng ngự của THAAD chỉ có 200km, không thể bao trùm tới Seoul, chỉ có thể bảo vệ được căn cứ quân sự của Mỹ - Hàn Quốc một cách hạn chế...

... hơn nữa, để bao trùm được hỏa lực phòng thủ đối với toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc, đòi hỏi phải triển khai 2 – 3 khẩu đội tên lửa THAAD, điều này sẽ khiến tiêu tốn rất nhiều nhân lực và kinh tế. Do đó, nâng cấp tầm bắn đối với THAAD một mặt tiết giảm được nguồn nhân, vật lực đồng thời lại tăng hiệu quả phòng thủ với phạm vi phòng ngự được mở rộng hơn.

Tính năng của THAAD nguyên mẫu chỉ có thể đánh chặn tên lửa đường đạn tầm bắn 600 - 1.200km của loại tên lửa như Scud và Nodong của Triều Tiên, nhưng lại bất lực trước tên lửa Musudan mà Triều Tiên thử nghiệm liên tục gần đây. Nguyên nhân chủ yếu vì Musudan có tầm bắn lên tới trên 3.500km. Nếu tầm bắn sẽ còn xa hơn nữa thì THAAD nguyên mẫu càng không thể đánh chặn nổi, còn tầm bắn của THAAD kiểu mới tăng lên gấp 3 lần sẽ đánh chặn hiệu quả loại tên lửa đường đạn tầm trung Musudan đó.

Đây chính là điều mà Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đang mong muốn, vì tầm bắn của tên lửa Musudan đủ để bao trùm các mục tiêu là căn cứ quân sự của Mỹ tại Nhật Bản và đảo Guam, trong khi tên lửa Patriot-3 và THAAD lại bất lực.

Đặc điểm nổi bật của THAAD tăng tầm kiểu mới đầu tiên phải kể đến cải tiến động cơ đẩy 2 tầng. Theo công ty Lockheed Martin, động cơ đẩy bằng thuốc phóng một tầng thể rắn nguyên mẫu của tên lửa THAAD được cải tiến thành động cơ thuốc phóng 2 tầng, độ dài của tên lửa vẫn giữ như cũ. Tên lửa THAAD nguyên mẫu dài 6,17m, sau khi cải tiến, tên lửa khi bay đến một tốc độ nhất định, tầng 1 sẽ tách ra khỏi tầng 2, như vậy sẽ bớt đi được trọng lượng thừa khiến đầu đạn sát thương của THAAD kiểu mới có được cơ sở kỹ thuật để đạt sơ tốc và tính cơ động khá lớn.

Hệ thống THAAD loại tăng tầm bắn sử dụng đầu đạn sát thương nguyên mẫu cũ, cơ chế điều khiển cũng theo phương thức “Quán tính + chỉ lệnh + ảnh hồng ngoại”. Phương thức này có lợi cho phòng ngự mục tiêu tốc độ vượt siêu thanh.

Trong tác chiến tương lai, nhờ vào nhiều hệ thống senso trên mặt đất và trên không sử dụng cho hệ thống phòng thủ tên lửa đường đạn, Mỹ sẽ thông qua hệ thống thông tin chỉ huy điều hành và quản lý tác chiến để truyền tải đến hệ thống phòng thủ những thông tin về mục tiêu đang đe dọa. Căn cứ vào tốc độ và vị trí bay của mục tiêu, hệ thống có thể xác định mục tiêu liệu có phải là loại vũ khí bay với tốc độ vượt siêu thanh hay không, từ đó tự động ra lệnh có nên đánh chặn hay không.

Do THAAD loại tăng tầm bắn có đường kính động cơ đẩy sơ cấp lớn hơn, lực đẩy tăng lên nhiều, từ đó mở rộng khu vực xạ giới và hỏa lực của tên lửa đánh chặn. So với tên lửa THAAD nguyên mẫu có tầm bắn 200km, THAAD đã tăng tầm bắn lên 600km, xa gấp 3 lần. Điều này khiến khu vực đánh chặn của tên lửa THAAD tăng tầm kiểu mới mở rộng gấp 9 - 12 lần. Đây không chỉ là sự gia tăng đáng kể diện tích phòng thủ tên lửa, quan trọng hơn là giúp cho hệ thống hoàn thành được nhiều lần đánh chặn. Khi phát hiện việc đánh chặn bị thất bại, hệ thống tên lửa vẫn có đủ thời gian để thực thi đánh chặn lần thứ hai, thứ ba, nâng cao xác suất thành công khi đánh chặn.

THAAD loại tăng tầm lựa chọn phương án phân tách 2 tầng, khiến khả năng cơ động quá tải nâng cao rõ rệt. Tốc độ tối đa của tên lửa đánh chặn THAAD nguyên mẫu đạt tới 8,45Mach, độ quá tải cơ động trong bầu khí quyển lên tới 10G, ngoài bầu khí quyển là 5G.

Theo phương án cải tiến của công ty Lockheed Martin, khả năng cơ động của THAAD loại tăng tầm bắn được tăng cường gấp 10 - 40 lần, có thể có độ quá tải cơ động trên 50G. Ngoài ra, phương án phân tách 2 tầng có thể giúp tên lửa có lực đẩy với tốc độ tối đa. Đồng thời, thời gian bay chủ động của động cơ trợ đẩy dài hơn, điều này vô cùng quan trọng đối với việc tiêu diệt mục tiêu tốc độ vượt siêu thanh và bay lượn linh hoạt.

Theo Anh Tú/Kiến thức
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo