Hezbollah khoe tên lửa chống hạm tối tân "diệt được mọi tàu chiến Israel"
Lực lượng vũ trang Hezbollah tại Lebanon mới đây đã phát hành một đoạn video ngắn, khoe đang có trong tay một loại tên lửa chống hạm cực kỳ lợi hại.
Tên lửa Triều Tiên “qua mặt” hệ thống phòng thủ của Nhật Bản / Ukraine tố Mỹ “gian trá” khi bán tên lửa FGM-148 cho nước này
Chỉ huy hải quân của Hezbollah, ông Haj Hajj Jalal tự tin cho biết: "Thứ vũ khí này đủ sức mạnh để có thể đối phó được với mọi tàu chiến của hải quân Israel".
Căn cứ vào hình dáng ống phóng cũng như quả đạn, vũ khí này được xác định là tên lửa chống hạm Noor do Iran chế tạo dựa trên nguyên mẫu C-802 của Trung Quốc.
Tên lửa Noor có tầm bắn 170 km, vận tốc cận âm và mang theo đầu đạn nặng 165 kg, nó thực hiện được đường bay sát mặt biển và chuyển động theo hình zíc-zắc để đánh lừa hệ thống phòng không đối phương.
Trong cuộc chiến tranh Libanon 2006 nhằm chống lại lực lượng Hezbollah, tàu INS Hanit được giao nhiệm vụ tuần tra ngoài khơi cách bờ biển Beirut 10 hải lý.
Vào đêm 14/7/2006, một quả tên lửa đối hạm Noor phóng từ đất liền đã bắn trúng phần đuôi INS Hanit, sát khu nhà chứa trực thăng gây hư hỏng nặng cho con tàu và loại nó ra khỏi vòng chiến đấu.
Với chiến tích trong quá khứ, dễ hiểu vì sao Hezbollah tự tin tuyên bố tên lửa của họ có thể đánh chìm mọi tàu hải quân Israel, nhưng có lẽ nhóm vũ trang này đã quên rằng việc vô hiệu hóa tên lửa Noor không còn là điều khó khăn nữa.
Năm 2016, khu trục hạm USS Mason của hải quân Mỹ được triển khai tới bờ biển Yemen để hỗ trợ chiến dịch quân sự của liên quân Saudi Arabia, nó đã nhiều lần bị tên lửa chống hạm tấn công nhưng chẳng hề hấn gì.
Vụ việc đầu tiên diễn ra vào ngày 9/10/2016, USS Mason khi đó đang hoạt động trong eo biển Bab-el-Mandeb thì phát hiện 2 tên lửa hành trình chống hạm của Houthi phóng tới.
Tàu Mỹ phóng một quả tên lửa phòng không tầm xa SM-2 và một quả tầm trung RIM-162 để đánh chặn. Kết quả là 2 tên lửa Noor đâm xuống biển, không rõ là vì bị đánh chặn hay mất tín hiệu.
Vào ngày 12/10/2016, 2 quả tên lửa Noor khác của Houthi lại nhằm vào tàu USS Mason. Một quả tiếp tục đâm xuống biển, quả còn lại nhiều khả năng bị đánh chặn ở khoảng cách 8 km.
Đến ngày 15/10, Houthi phóng cùng lúc 5 tên lửa Noor vào USS Mason. Lần này tàu khu trục Mỹ thực hiện nhiều biện pháp đối phó gồm phóng mồi bẫy radar và nhiệt đi kèm bắn tên lửa phòng không SM-2. Kết quả cả 5 tên lửa Noor đều bị đánh chặn hoặc đánh lừa nên không thể đến mục tiêu.
Kinh nghiệm gây nhiễu và đánh chặn tên lửa Noor chắc chắn đã được hải quân Mỹ trao đổi với Israel vì quốc gia này là đồng minh thân cận nhất với họ tại Trung Đông.
Với tiềm lực khoa học kỹ thuật đáng nể của mình, Israel thừa khả năng lĩnh hội kiến thức mà Mỹ trợ giúp, do vậy nếu tên lửa Noor của Hezbollah vẫn không có cải tiến gì thì rất khó để đánh trúng chiến hạm Israel một lần nữa.
Theo Việt Dũng/An ninh Thủ đô
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này
Cột tin quảng cáo
Theo hình ảnh được công bố, loại tên lửa chống hạm này của Hezbollah rất giống với vũ khí đã tấn công tàu chiến INS Hanit của hải quân Israel trong cuộc chiến tranh Lebanon hồi năm 2006.