Quốc tế

HIMARS – “Viên đạn bạc” của Ukraine hay chỉ là phương tiện cầm chân Nga?

Ukraine có thể làm chững lại các cuộc tiến công của Nga nhờ hệ thống pháo phản lực HIMARS được Mỹ hỗ trợ, nhưng điều đó không có nghĩa là hệ thống này sẽ trao cho Ukraine khả năng giành lại lãnh thổ, một nhà phân tích nhận định.

Người trẻ chật vật đương đầu với “bão giá” / Ấn Độ ngày thứ 3 liên tiếp vượt mốc 21.000 ca/ngày, Nga có số ca mắc mới COVID-19 cao nhất từ cuối tháng 4

HIMARS đang thay đổi cuộc chiến ở Ukraine?

Hiện nay, Ukraine đang thất bại trên khi Nga kiểm soát gần như toàn bộ thành phố chiến lược Lugansk và đang tiến sâu hơn vào Donetsk. Tuy nhiên, 8 Hệ thống pháo phản lực HIMARShiện đã được cung cấp cho Ukraine và 4 hệ thống nữa dự kiến sẽ được chuyển giao vào cuối tháng 7. Điều đó khiến Ukraine tin rằng họ có thể tiến hành một chiến dịch phản công trước đà tiến công của Nga ở khu vực Donbass.

himars vien dan bac cua ukraine hay chi la phuong tien cam chan nga hinh anh 1

Ảnh minh họa: AFP

Các nhà quan sát phương Tây cho rằng đây là giai đoạn chiến tranh mà Nga không thể dự đoán trước. Nga đã sử dụng pháo để tấn công kẻ thù từ xa trong 3 thếkỷ qua nhưng theo một số quan chức phương Tây, sau khi các tên lửa chính xác do Mỹ sản xuất được chuyển cho Ukraine trong những tháng qua, Moscow đã gửi công hàm ngoại giao cho Bộ Ngoại giao Mỹ vào tháng 4 để cảnh báo chính quyền Tổng thống Biden.

Giới quan sát phương Tây đánh giá, điện Kremlin có lý do để lo ngại về những hệ thống vũ khí này. HIMARS nặng gần 18 tấn và có thể phóng 6 tên lửa dẫn đường chính xác cùng lúc, thu hẹp lợi thế của Moscow về hỏa lực.

Vào giai đoạn đầu của cuộc chiến, trong nỗ lực kiểm soát Kiev, những đoàn cung cấp hậu cần của Nga dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công của Ukraine. Hiện nay, họ vẫn đối mặt với những cuộc phục kích từ xa, trong khi hệ thống phòng không S-400 của Nga được đưa tới Ukraine trở nên không có hiệu quả trước những mối đe dọa ở độ cao thấp.

"Rõ ràng họ chưa chuẩn bị để đối phó với điều này. Ukraine đang đề nghị phương Tây cung cấp nhiều hệ thống HIMARS hơn. Đó không phải là điều gì bí mật và những khả năng của HIMARS cũng vậy. Nga sẽ đối phó với điều này như thế nào? Dường như họ không có nhiều lựa chọn", Rob Lee, học giả tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại nhận định.

Bộ Quốc phòng và các cơ quan của Mỹ đang cung cấp HIMARS cho Ukraine với nhịp độ từ từ để chờ xem liệu Kiev có khả năng sử dụng hệ thống này đến đâu. Một số quan chức Mỹ và châu Âu nói rằng họ rất ấn tượng với việc Ukraine lựa chọn một cách có hệ thống các mục tiêu, nhắm vào tuyến hậu cần của Nga và tấn công các chốt chỉ huy để làm chậm đà tiến công của Moscow. Theo một quan chức Ukraine, mục tiêu của họ là phá hủy tất cả kho dự trữ của Nga ở Ukraine, nhắm vào các mục tiêu cách tiến tuyến của đối phương khoảng 8 km.

 

"Những gì chúng ta thấy là Ukraine thực sự lựa chọn các mục tiêu một cách có hệ thống và tấn công chính xác vào chúng để từ đó làm giảm khả năng của Nga", một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ nhận định với báo giới vào tháng này.

Ngày 13/7, ông Igor Korotchenko - Tổng biên tập Ấn phẩm Quân sự trực tuyến "Quốc phòng" của Nga cũng thừa nhận rằng các vũ khí mới được phương Tây cung cấp cho Ukraine có thể khiến cơ hội giành chiến thắng của Nga trở nên khó khăn. Trong các loại vũ khí phương Tây cung cấp cho Ukraine, HIMARS đặc biệt hiệu quả.

Trong khi đó, ông Serhiy Haidai - Thống đốc của Ukraine tại vùng Lugansk, mới đây cho hay các vũ khí tầm xa này đã phá hủy nhiều mục tiêu Nga và củng cố năng lực phòng thủ của Ukraine.

HIMARS sẽ giúp Mỹ sẽ thay đổi cán cân sức mạnh ở châu Âu?

VOV.VN - Được triển khai nhanh chóng và bí mật tại các quốc gia Baltic và Đông Âu, HIMARS sẽ làm thay đổi cán cân sức mạnh ở châu Âu, buộc Nga phải có đối sách và các giải pháp đối phó.

HIMARS chỉ là phương tiện cầm chân Nga?

 

Các quan chức Ukraine nhận định các vũ khí họ đang sở hữu chưa đủ để thực hiện một cuộc phản công dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 8 này. Tuy nhiên, các quan chức phương Tây lại dự đoán Ukraine sẽ bắt đầu cuộc phản công trên quy mô lớn vào mùa xuân tới.

Kiev đang đề nghị phương Tây cung cấp Hệ thống Tên lửa Chiến thuật Lục quân (ATACMS), có thể nhắm trúng mục tiêu cách hơn 300 km nhưng chính quyền Tổng thống Biden vẫn chưa đưa phản hồi bởi Mỹ lo ngại Kiev sẽ tấn công vào các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga và khiến xung đột leo thang. Kiev đã cam kết sẽ không tiến hành động thái này.

Ông Daria Kaleniuk, đồng sáng lập và là Giám đốc điều hành Trung tâm Hành động Chống tham nhũng, người ủng hộ phương Tây cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine nhận định: "Hiện vẫn chưa đủ vũ khí để tiến hành một cuộc phản công hiệu quả. Những gì chúng ta thu được cho tới nay là Ukraine đã giảm tổn thất".

Quân đội Ukraine cũng đang đối mặt với sức ép thời gian, ông Kaleniuk nhận định. Họ cần bắt đầu giành lại những khu vực đang nằm dưới sự kiểm soát của Nga trước mùa đông, có thể sẽ bắt đầu vào tháng 11, hoặc nếu không, Kiev sẽ đối mặt với nguy cơ rơi vào một cuộc xung đột kéo dài với lợi thế thuộc về Moscow.

Quan chức này cũng cho biết Kiev hy vọng sẽ có hàng chục hệ thống HIMARS được chuyển cho Ukraine trong thời gian tới, mặc dù con số trên vẫn ít hơn nhiều so với 300 hệ thống tên lửa mà ông Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đề xuất hồi tháng 6. Ông Kaleniuk dự đoán với khoảng 40 hệ thống HIMARS và tên lửa ATACMS, Ukraine có thể bắt đầu phản công.

 

Theo thông tin từ phía Ukraine, cho tới nay, Nga vẫn chưa thành công phá hủy bất kỳ hệ thống HIMARS nào, nhưng có một mối lo ngại ngày càng gia tăng về việc Nga bắt đầu tìm ra biện pháp đối phó với HIMARS. Trước đó, ngày 11/7, ông Jake Sullivan - Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ cho biết, Iran đang có kế hoạch cung cấp cho Nga hàng trăm máy bay không người lái có khả năng mang vũ khí để sử dụng ở Ukraine.

“Chính phủ Iran đang chuẩn bị cung cấp cho Nga hàng trăm máy bay không người lái (UAV), bao gồm cả các UAV có khả năng mang vũ khí. Thông tin của chúng tôi cho biết thêm rằng Iran đang chuẩn bị huấn luyện các lực lượng Nga sử dụng các UAV này. Các khóa huấn luyện dự kiến sẽ bắt đầu trong tháng 7”, ông Sullivan nói.

Một quan chức quân sự Ukraine bình luận, Kiev lo ngại các hệ thống HIMARS sẽ trở nên vô hiệu trước cuộc không kích dữ dội của Nga.

Ukraine đang yêu cầu Mỹ cung cấp thêm máy bay không người lái để tiến hành các hoạt động trinh sát và đáp trả.

"Nga sẽ khó che giấu các chốt chỉ huy trước các hoạt động trinh sát của chúng tôi", quan chức này cho hay.

 

Tuy nhiên, các chuyên gia phương Tây tin rằng, thậm chí cả khi ngày càng nhiều hệ thống HIMARS được vận chuyển cho Ukraine hay các kho đạn dược của Nga bị phá hủy thì các vũ khí mới của Mỹ chỉ đơn giản là tiếp tục củng cố cục diện chiến tranh hiện nay: Đó là một cuộc xung đột kéo dài.

"Bằng cách tấn công vào các chốt chỉ huy, kiểm soát và kho đạn dược của Nga, Ukraine có thể làm chững lại các cuộc tiến công của Moscow. Nhưng điều đó không có nghĩa là HIMARS sẽ trao cho Ukraine khả năng giành lại lãnh thổ", ông Rob Lee nhận định.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm