Hội nghị cấp cao G77 và Trung Quốc nhấn mạnh vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới
Mỹ chuẩn bị lô bom chùm mới cho Ukraine / Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 15/9
Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị có đoạn: “Chúng tôi ghi nhận với mối quan ngại sâu sắc về sự chênh lệch hiện có giữa các nước phát triển và đang phát triển về điều kiện, khả năng và năng lực tạo ra kiến thức khoa học và công nghệ mới. Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế, hệ thống Liên hợp quốc và các tổ chức tài chính quốc tế hỗ trợ nỗ lực của các quốc gia phương Nam nhằm phát triển và củng cố hệ thống khoa học, công nghệ và đổi mới quốc gia".
Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel, quốc gia giữ chức Chủ tịch tổ chức này trong năm nay, cho biết dữ liệu của Liên hợp quốc cho thấy 10 quốc gia chiếm 90% số bằng sáng chế và 70% các công nghệ sản xuất kỹ thuật số tiên tiến xuất khẩu. Nhà lãnh đạo Cuba nhấn mạnh: “Việc tạo ra và phổ biến các công nghệ sản xuất kỹ thuật số tiên tiến trên toàn thế giới vẫn tập trung, với hoạt động ít ỏi ở phần lớn các nền kinh tế đang phát triển”. Trong khi đó, Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva lưu ý nhóm nên thúc đẩy công nghiệp hóa bền vững, đầu tư vào năng lượng tái tạo, kinh tế sinh học và nông nghiệp carbon thấp.
G77, nhóm lớn nhất trong Liên hợp quốc tính theo dân số và số lượng thành viên, đã kêu gọi tổ chức một cuộc họp đặc biệt để giải quyết các vấn đề được nêu ra tại Hội nghị cấp cao lần này. Tuyên bố cuối cùng gồm 46 điểm nhắc lại những yêu cầu lâu dài về một trật tự xã hội và kinh tế quốc tế công bằng hơn, nêu rõ việc này không thể thực hiện được nếu không chấm dứt sự chi phối về công nghệ của các nước phát triển. Đồng thời, G77 kêu gọi hợp tác nhiều hơn giữa các quốc gia thành viên về khoa học, công nghệ và đổi mới và coi đây là các chiến lược phát triển.
Trung Quốc khẳng định nước này không phải là thành viên G77 dù được khối coi là thành viên, song Bắc Kinh cho biết Trung Quốc ủng hộ các yêu cầu chính đáng của nhóm và duy trì quan hệ hợp tác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo