Quốc tế

Hơn 1.000 người Ấn Độ thiệt mạng vì động vật hoang dã

Số người Ấn Độ tử vong vì bị động vật hoang dã tấn công ngày càng tăng. Theo các chuyên gia, nguyên nhân của việc này là do sự bùng nổ dân số khiến con người xâm lấn lãnh thổ của các loài voi và hổ.

Thủ đô Ả Rập Saudi tràn ngập binh lính vì lo đảo chính / Clip: Nga phóng thành công tên lửa phòng không hiện đại

Một cuộc xung đột gây chết người đang diễn ra giữa dân số khổng lồ của Ấn Độ và các loài động vật hoang dã bị kìm kẹp trong các khu rừng và đồng cỏ đang thu hẹp dần. Dữ liệu cho thấy trung bình một người đã bị giết mỗi ngày trong ba năm qua bởi những con hổ đang di cư hoặc những con voi cuồng loạn.

Số liệu thống kê được Bộ Môi trường Ấn Độ công bố vừa qua cho thấy 1.144 người đã thiệt mạng trong khoảng thời gian từ tháng 04/2014 đến tháng 05/2017. Con số này đã giảm xuống còn 426 người chết trong năm 2014-2015 và 446 trong năm tiếp theo. Cơ quan này chỉ công bố một phần số liệu cho năm 2016-17, với 259 người bị voi giết chết tính đến tháng 2 năm nay, và 27 người bị giết bởi hổ trong tháng Năm.

Một con báo bị trúng phi tiêu gây mê trong khu dân cư ở Guwahati, Assam.

Một con báo bị trúng phi tiêu gây mê trong khu dân cư ở Guwahati, Assam.

"Xung đột giữa người và động vật từ trước tới nay luôn là một trong những thách thức lớn nhất với quá trình bảo tồn động vật ", Belinda Wright, người sáng lập của Hiệp hội bảo vệ động vật hoang dã của Ấn Độ có trụ sở tại New Delhi cho biết. "Ở Ấn Độ thì xung đột đặc biệt nghiêm trọng vì dân số cao."

Dân số 1,3 tỷ người của Ấn Độ vẫn ngày càng tăng lên, khiến họ liên tục xâm lấn vào không gian hoang dã và các khu bảo tồn động vật. Ở đó, con người người cạnh tranh với động vật hoang dã để chiếm lấy thực phẩm và các nguồn tài nguyên khác. Sự phát triển các khu định cư của con người thường được gắn với phát triển kinh tế, nhưng đối với một số người đang sống ở rìa ranh giới các khu vực có động vật hoang dã, sự phát triển này có cái giá quá đắt.

Trong số 1.052 mạng người bị voi cướp đi sinh mạng trong 3 năm qua, nhiều người chỉ tình cờ ngáng đường khi những gã khổng lồ này mò ra khỏi rừng đề tìm kiếm thức ăn và đi vào ruộng đồng của người dân. Các chuyên gia về động vật hoang dã nói rằng những xung đột này ngày tăng lên khi hầu hết đường đi thông thường của voi đã bị cắt ngang bởi đường cao tốc, đường ray và nhà máy.

Wright cho biết “việc thu hẹp các môi trường sống phù hợp cũng như mất đi các tuyến di chuyển của động vật hoang dã có ảnh hưởng rất lớn đối với nỗ lực bảo tồn của Ấn Độ và tương lai của các loài động vật có vú mang tính biểu tượng này”.

Xung đột giữa con người với hổ đã ngày càng leo thang kể từ những năm 1970, khi Ấn Độ triển khai một dự án bảo tồn hổ trên toàn quốc, bao gồm việc thiết lập các khu bảo tồn trong các vườn quốc gia và cấm giết hổ. Mặc dù phương pháp đếm hổ đã thay đổi, bằng chứng điều tra dân số cho thấy số lượng hổ đã tăng lên từ khoảng 1.800 đến 2.226 vào năm 2014.

 

Các nhà hoạt động cho biết môi trường sống gần như là cố định và không thể đáp ứng được sự gia tăng đột biến trên. "Loài hổ cần rất nhiều không gian để sinh sản khi chúng di chuyển trong các công viên hoang dã và khu bảo tồn," Wright nói.

Trong khi đó, voi và hổ của Ấn Độ cũng là một số loài động vật bị săn bắn nhiều nhất để lấy ngà voi hoặc xương để bán trong chợ đen làm thuốc y học cổ truyền. Điều này vẫn tiếp tục xảy ra dù không có bằng chứng nào cho thấy chúng có tác dụng. Voi cũng thường xuyên bị đe doạ bởi tàu cao tốc.

Theo Tiền phong
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm