Hồng quân Liên Xô đã đánh bại phát xít Đức bằng học thuyết Blitzkrieg năm 1944 như thế nào?
Hải quân Nga đang nỗ lực gì với những chiến hạm lớn nhất? / Hình ảnh Su-24M mang Storm Shadow lần đầu lộ diện
Giành lại thế chủ động trên chiến trường
Sau chiến thắng tại vòng cung Kursk năm 1943, Hồng quân Liên Xôđã giành lại thế chủ động trên chiến trường, cũng như tới cuối cuộc chiến. Ngay trong cuối năm 1943, Hồng quân đã giải phóng gần như hoàn toàn vùng tả ngạn Ukraine và tiến vào Byelorussia (sau này là Belarus). Do đà tiến quá nhanh của Hồng quân, Tập đoàn quân số 17 của phát xít Đức đã bị cô lập tại Bán đảo Crimea.
Trái ngược với đà tiến mạnh ở phía Nam, hướng tiến công ở phía Bắc của Liên Xô không đạt được kết quả như kỳ vọng. Dù thành phố Leningrad đã được giải vây vào ngày 18-1-1943, nhưng Hồng quân vẫn chưa đánh tan được cụm Tập đoàn quân phía Bắc của phát xít Đức.
Mũi tiến công của Hồng quân Liên Xô truy kích phát xít Đức tại Ukraine. |
Trong hồi ký của mình, Nguyên soái Aleksandr Vasilevsky viết: “Trong thời kỳ này, cán bộ, sĩ quan chỉ huy của Hồng quân đã có sự tiến bộ đáng kể về khả năng chỉ huy, nhận định tình huống chiến trường và đưa ra quyết định chính xác. Trong chiến đấu, họ đã thu được nhiều kinh nghiệm quý báu về chiến thuật và nghệ thuật tác chiến để chiến đấu hiệu quả nhất với tổn thất thấp nhất. Những điều này mang lại cho chúng tôi những cơ hội để tiến hành phản công quy mô lớn trên toàn bộ mặt trận từ Leningrad đến Biển Đen để giải phóng toàn bộ lãnh thổ Liên Xô khỏi kẻ thù càng nhanh càng tốt…”.
Thực tế là từ cuối năm 1943 tới mùa Xuân năm 1944, Liên Xô đã phát động tấn công giành lại quyền kiểm soát vùng tả ngạn Ukraine. Đợt tấn công này có sự tham gia của 5 phương diện quân đối đầu với 2 tập đoàn quân của phát xít với tổng quân số tham chiến lên tới 4 triệu người.
Các đợt tấn công lớn trên nhiều hướng, không quân chiến thuật được sử dụng tối đa và đặc biệt nhất là các mũi đột kích xe tăng với sự hỗ trợ tốt của lực lượng bộ binh tùng thiết đã giúp Hồng quân xuyên thủng tuyến phòng thủ của quân phát xít và thậm chí ở nhiều nơi, hiệu quả của các đợt tấn công là bao vây được những đội hình chủ lực của phát xít Đức trong những “túi lớn” như Korsun-Cherkassy hay có tên gọi khác là “Stalingrad thứ 2” để nghiền nát đối thủ.
Sĩ quan xe tăng Nikolai Orlov chia sẻ: “Ở đó, đội hình quân phát xít bị dàn mỏng và chúng tôi đã nghiền nát chúng dưới xích xe tăng…”.
Kết quả của đợt tấn công do Hồng quân phát động đã khiến Cụm tập đoàn quân phía Nam và Trung tâm của phát xít Đức bị đánh thiệt hại nặng; các Đại tướng Erich von Manstein và Ewald von Kleist đã bị Hitler cách chức. Tới cuối tháng 3-1944, Hồng quân đã tiến tới biên giới với Romania. Đây là điều mang tính biểu tượng quan trọng khi bên bờ sông Prut, nhiều chiến sĩ Hồng quân đã quyết tử khi quân phát xít tấn công vào tháng 6-1941.
Tại hướng Leningrad, bắt đầu từ ngày 14-1, với chiến thuật mới, Hồng quân phát động tấn công theo hướng Leningrad-Novgorod và đã đẩy lùi quân phát xít ra cách xa thành phố chiến lược quan trọng thứ 2 của Liên Xô tới gần 300km. Quân phát xít Đức buộc phải rút về phòng tuyến tại biên giới Estonia để tái tổ chức.
“Tiếng gầm của đại bác dù đã quen thuộc, nhưng vẫn khiến người ta phấn khích... Toàn bộ cơn ác mộng địa ngục của sự tồn tại của chúng ta?Nó thực sự đã kết thúc?", một cư dân thành phố Leningrad chia sẻ sau khi nơi này được giải vây.
Sau cuộc tấn công đột phá tới hữu ngạn Ukraine, Hồng quân Liên Xô bắt đầu mở chiến dịch giành lại Crimea. Trong vòng hơn 1 tháng, Tập đoàn quân số 17 của phát xít đã bị đánh bại và thành phố Sevastopol, căn cứ của Hạm đội Biển Đen đã được tái lập.
Đợt tấn công của Phương diện quân Ukraine số 3 gần Kherson. |
Blitzkrieg của Hồng quân
Điều đáng chú ý nhất là trong mùa Hè năm 1944, Hồng quân Liên Xô đã chứng minh cho phát xít Đức thấy học thuyết Tấn công chớp nhoángkhông phải là đặc sản của riêng người Đức. Từ ngày 23-6, Hồng quân Liên Xô đã phát động Chiến dịch Bagration để giải phóng Byelorussia.
Các đợt xung kích mạnh mẽ của mũi tấn công xe tăng Liên Xô đã ngay lập tức phá vỡ phòng tuyến kẻ thù. Xe tăng và bộ binh cơ giới nhanh chóng tràn qua các điểm phòng tuyến phát xít bị phá vỡ và nhanh chóng phát triển bao vây, chia cắt lực lượng tiền tuyến thành các khối nhỏ để tiêu diệt. Tại nhiều điểm đột phá, Hồng quân Liên Xô tiến tới 25km mỗi ngày.
Không quân tiền tuyến của Hồng quân hoạt động tích cực hỗ trợ các mũi tấn công mặt đất trongChiến dịch Bagration. |
Phối hợp cùng với đà tiến công trên bộ, không quân chiến thuật và máy bay ném bom tiền duyên của Liên Xô liên tục oanh tạc các điểm vượt sông và đội hình phát xít rút lui khiến chúng không thể tập trung để tái tổ chức lực lượng. Cùng với đó, các đơn vị du kích cũng tích cực hoạt động ở hậu tuyến quân thù.
Theo thống kê, hơn 10 sư đoàn phát xít đã bị bao vây và tiêu diệt trong các túi gần Bobruisk và Vitebsk.Tập đoàn quân số 4 gồm 100.000 quân phát xít bị bao vây gần Minsk và gần như bị tiêu diệt hoàn toàn.
Trong Chiến dịch Bagration, Hồng quân đã tiêu diệt 17 sư đoàn và 3 lữ đoàn phát xít, trong khi 50 sư đoàn khác bị mất hơn một nửa quân số và mất sức chiến đấu.Tổng thiệt hại của phát xít Đức lên tới khoảng 500.000 binh sĩ.Số người chết và mất tích trong quân đội Liên Xô là hơn 178.000 người và khoảng 587.000 người khác bị thương.
Tù binh phát xít diễu hành trên đường phố Thủ đô Moscow ngày 17-7-1944. |
Trong hai tháng chiến đấu, Hồng quân đã tiến được 550-600km về phía Tây.Sau khi giải phóng toàn bộ Byelorussia và một phần đáng kể của miền Đông Ba Lan, vào tháng 8-1944, quân đội Liên Xô đã tiếp cận Warsaw và biên giới của Đông Phổ.
Trước khi chiến dịch kết thúc, 57.000 sĩ quan và binh lính phát xít Đức bị bắt làm tù binh trong Chiến dịch Bagration, đã được dẫn đi khắp các đường phố ở Moscow trong ngày 17-7-1944.
Học thuyết Tấn công chớp nhoáng được Đại tướng HeinzWilhelmGuderian của phát xít Đức xây dựng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của phương tiện cơ giới và xe tăng thiết giáp trong Thế chiến 2. Học thuyết này dựa trên cơ sở là các mũi đột kích xe tăng được yểm trợ tốt nhất về hỏa lực và bộ binh để xuyên thủng tuyến phòng thủ của đối phương. Khi tuyến phòng thủ bị phá vỡ, các đội hình bộ binh cơ giới sẽ phát triển để bao vây, chia cắt lực lượng đối thủ thành các khối nhỏ để từng bước tiêu diệt với thiệt hại tối thiểu. Phát xít Đức đã áp dụng rất thành công học thuyết này trong cuộc xâm lược Ba Lan, Pháp, cũng như trong thời kỳ đầu Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của Liên Xô. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo