Quốc tế

IMF đạt mục tiêu huy động 100 tỷ USD cho quỹ khí hậu và nghèo đói

"Chúng tôi đã đạt được mục tiêu 100 tỷ USD quyền rút vốn đặc biệt. 60 tỷ trong số đó đã có trong quỹ để cung cấp hỗ trợ cho các quốc gia", Giám đốc IMF cho biết.

Quân đội Nga tấn công vào kho tên lửa của quân đội Ukraine / Bộ Ngoại giao Nga: Triển khai quân NATO tại Ukraine sẽ là sai lầm lịch sử của Mỹ

Các nhà lãnh đạo của hơn 100 quốc gia, lãnh đạo các tổ chức quốc tế quan trọng, cùng đông đảo đại diện củacộng đồng doanh nghiệp, quỹ đầu tư và các tổ chức chính trị - xã hội đang có mặt tại Paris để tham gia Hội nghị thượng đỉnh về Hiệp ước Tài chính toàn cầu mới trong hai ngày (22 và 23/6).

Mục tiêu của hội nghị là tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu hơn để giải quyết vấn đề đói nghèo và biến đổi khí hậu thông qua định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu. Trong đó, một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm là cách thức cung cấp sự hỗ trợ về tài chính cho các quốc gia nghèo dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu.

Một trong các chủ đề chính được thảo luận tại hội nghị là sự điều chỉnh cách thức các định chế tài chính hàng đầu cho vay và cấp tiền cho các quốc gia dễ bị tổn thương. Cả Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) trong thời gian qua đã bị chỉ trích vì không tính đến biến đổi khí hậu khi đưa ra các quyết định cho vay và bị ảnh hưởng quá nhiều bởi các quốc gia giàu có.

Một ví dụ đáng chú ý về sự bất cập được Liên Hợp Quốc chỉ ra là cơ chế Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của IMF đã cung cấp tới 160 tỷ USD cho Liên minh châu Âu (EU), trong khi châu Phi chỉ nhận được 34 tỷ USD.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho biết: "Cấu trúc tài chính toàn cầu đã trở nên lỗi thời, thiếu hiệu quả và không công bằng. Nó không còn khả năng đáp ứng nhu cầu của thế giới trong thế kỷ 21".

IMF đạt mục tiêu huy động 100 tỷ USD cho quỹ khí hậu và nghèo đói - Ảnh 1.

IMF đã đạt mục tiêu huy động 100 tỷ USD cho quỹ khí hậu và nghèo đói. Ảnh minh họa.

Cũng tại hội nghị, IMF cho biết, đã đạt được mục tiêu cung cấp 100 tỷ USD SDR cho các quốc gia dễ bị tổn thương. Các nước giàu đã cho IMF vay lượng SDR này, để cung cấp cho các nước đang phát triển dưới dạng các khoản vay lãi suất thấp, phục vụ cho việc xóa đói giảm nghèo vàchống biến đổi khí hậu.

Bà Kristalina Georgieva - Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thông tin: "Chúng tôi đã đạt được mục tiêu 100 tỷ USD quyền rút vốn đặc biệt. 60 tỷ trong số đó đã có trong quỹ để cung cấp hỗ trợ cho các quốc gia".

Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng cho biết, sẽ hỗ trợ các nước nghèo tạm dừng trả nợ, nếu bị ảnh hưởng bởi thảm họa khí hậu. Điều khoản mới sẽ được đưa vào bất kỳ thỏa thuận mới nào với các nước đang phát triển, bắt đầu bằng các quốc gia nghèo nhất và dễ tổn thương nhất.

Ông Ajay Banga - Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết: "Việc được tạm dừng trả nợ sẽ giúp các quốc gia có thể tập trung vào những vấn đề quan trọng hơn khi khủng hoảng xảy ra và không phải băn khoăn về những gánh nặng tài chính".

 

Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn kỳ vọng vào những sự đóng góp nhiều hơn nữa từ các nước giàu tại hội nghị, trong đó bao gồm cam kết cung cấp cho các quốc gia nghèo 100 tỷ USD viện trợ mỗi năm để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Cam kết này được đưa ra lần đầu tiên vào năm 2009 và được tái khẳng định tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu ở Paris năm 2015, nhưng vẫn chưa bao giờ được thực hiện.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm