Quốc tế

IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022

Tác động của biến thể Omicron là lý do chính cho việc IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022.

Những tính năng nổi trội của súng cối CARDOM 120mm Philippines mua từ Israel / 10 vũ khí siêu thanh mới giúp Mỹ tăng tốc trong cuộc chạy đua với Nga và Trung Quốc

Trong báo cáo cập nhật hàng quý về triển vọng kinh tế toàn cầu, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định biến thể Omicron đang là một trở ngại đối với nền kinh tế toàn cầu, khiến tốc độ tăng trưởng chậm lại trong năm nay, đặc biệt ở hai nền kinh tế lớn nhất là Mỹ và Trung Quốc.

IMF đã hạ dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm2022 xuống 4,4% so với mức tăng trưởng 5,9% trong năm 2021, cũng như giảm nửa điểm phần trăm so với dự báo đưa ra hồi tháng 10/2021, do những trở ngại sau đợt bùng phát dịch mới nhất, dù những trở ngại này được cho là sẽ yếu đi trong quý II/2022.

IMF cho rằng kinh tế toàn cầu bước vào năm 2022 với vị thế yếu hơn dự kiến trước đó, khi sự xuất hiện của biến thể Omicron vào cuối tháng 11 đe dọa làm thụt lùi quá trình phục hồi còn chưa vững chắc. Trong khi đó, giá năng lượng tăng cùng với những gián đoạn nguồn cung đã khiến lạm phát mạnh và ở nhiều nước hơn so với dự báo.

IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 - Ảnh 1.

IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022

Sau khi kinh tế toàn cầu phục hồi mạnh trong năm ngoái, với mức tăng trưởng ước đạt 5,9%, IMF hạ dự báo của gần như tất cả các nước. Trong đó bao gồm cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc.

IMF dự báo kinh tế Mỹ tăng trưởng 4% trong năm 2021, giảm 1,2 điểm phần trăm so với dự báo trước, sau khi tăng 5,6% trong năm 2021. Việc Cục dự trữ Liên bang Mỹ đẩy nhanh việc rút lại các gói kích thích kinh tế trong bối cảnh sự gián đoạn của chuỗi cung ứng đè nặng lên nền kinh tế là lý do cho quyết định cắt giảm dự báo từ IMF.

Trong khi đó, Trung Quốc được dự báo tăng trưởng 4,8% trong năm nay, giảm 0,8 điểm phần trăm do sự gián đoạn của nền kinh tế xuất phát từ chính sách "zero COVID" cũng như những căng thẳng tài chính từ thị trường bất động sản.

IMF một lần nữa nhấn mạnh việc kiểm soát đại dịch là quyết định đối với triển vọng kinh tế và hối thúc việc tiêm chủng vacccine ngừa COVID-19 tại các quốc gia đang phát triển, khi các nền kinh tế phát triển đang triển khai tiêm mũi tăng cường cho người dân.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm