Quốc tế

IMF kêu gọi Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo

DNVN - Ấn Độ được kêu gọi bỏ lệnh cấm xuất khẩu một số loại gạo bởi IMF, với nhận định rằng việc này sẽ gây tác động tiêu cực đến lạm phát toàn cầu.

Ngành kim cương Bỉ điêu đứng vì thiếu nguồn cung từ Nga / Top 10 bức tượng sở hữu chiều cao ‘khủng’ nhất thế giới

Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo: Thị trường lương thực thế giới tiếp tục đón cú sốc - Ảnh 1.

Ấn Độ là nhà cung cấp gạo lớn nhất cho thị trường thế giới

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lưu ý rằng việc ngừng xuất khẩu gạo của Ấn Độ có thể gây ra biến động mạnh mẽ trong giá lương thực trên thế giới. Điều này sẽ dẫn đến các biện pháp trả đũa và có thể ảnh hưởng xấu đến toàn cầu.

Trước khi lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ được ban hành, IMF đã dự báo giá ngũ cốc trên toàn cầu sẽ tăng 10-15% do sự ngừng cung cấp từ Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen.

Thông báo của Ấn Độ đã gây ra lo ngại ở một số quốc gia châu Á về tác động của lệnh cấm đối với thị trường gạo quốc tế và cho rằng giá gạo có thể sẽ tăng cao trong tương lai.

Ấn Độ đang đóng vai trò là nhà cung cấp lớn nhất gạo cho thị trường thế giới. Lệnh cấm xuất khẩu gạo có hiệu lực ngay lập tức đã khiến các thương nhân lo lắng và chưa tìm được giải pháp thay thế. Điều này dẫn đến việc hàng dài khách hàng từ Mỹ và Canada đổ xô đến mua gạo dự trữ.

 

Gạo là thực phẩm thiết yếu trong bữa ăn của người dân châu Á, vì vậy việc lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng của Ấn Độ đã khiến người Ấn Độ và cộng đồng các nước châu Á khác tại Mỹ phải xếp hàng dài để mua gạo dự trữ. Thậm chí gạo basmati - một loại gạo hạt dài của Ấn Độ, không nằm trong lệnh cấm - cũng được mua với số lượng lớn. Tình trạng "hàng bay khỏi kệ" đã diễn ra, và có nơi đã giới hạn mỗi người chỉ được mua 1 bao gạo.

Việt Anh (tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm