Quốc tế

Iran "dương oai" với Mỹ nhờ sự trợ giúp của công nghệ tên lửa Nga

Vào đêm 19 và 20/6/2019, hệ thống phòng không Iran đã bắn hạ một máy bay do thám không người lái UAV Global Hawk của Mỹ trên eo biển Hormuz. Sự kiện này đã đẩy căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Iran lên cấp độ có thể dẫn đến một cuộc xung đột vũ trang.

Không ngờ có quốc gia nâng cấp tên lửa B72 Việt Nam / Infographic: Hệ thống tên lửa phòng không S-400 khiến châu Âu chia rẽ

Sau vụ hai tầu chở dầu của Nhật Bản và Na Uy bị trúng ngư lôi trên vịnh Oman, quan hệ Mỹ - Iran càng trở nên căng thẳng sau những cáo buộc Iran đứng sau các vụ tấn công. Độ nóng của vùng Vịnh đã được đẩy lên mức nhiệt mới, khi sau đó Iran đã bắn hạ phiên bản sửa đổi của máy bay do thám không người lại Global Hawk UAV dành để tuần tra trên biển - MQ 4C-Triton của Mỹ.

Chiếc UAV này đã được đưa vào phục vụ tại Hải quân Mỹ vào năm 2015. Đó là chiếc máy bay không người lái khổng lồ nặng 15 tấn trị giá 220 triệu USD với sải cánh dài 40 mét, tuy nhiên nó đã không thể thoát khỏi tên lửa của Iran. Mọi sự đều nằm trong tính toán của Iran.

Ông Amir-Ali Hajizade, người đứng đầu bộ phận hàng không vũ trụ của Lực lượng Bảo vệ Cách mạng, nói rằng có một máy bay quân sự P-8 Poseidon bay bên cạnh chiếc UAV. Trên P-8 Poseidon khi đó có 35 người. Chiếc máy bay quân sự này đã vi phạm không phận của Iran, nhưng Iran đã chọn không bắn hạ chiếc máy bay đó, mà thay vào đó, Iran đã bắn hạ máy bay do thám không người lái.

Tổ hợp tên lửa phòng không RAAD ( Theo Mil.ru)

Tổ hợp tên lửa phòng không RAAD ( Theo Mil.ru)

Điều thú vị là Iran đã bắn hạ máy bay không người lái của Mỹ bằng hệ thống tên lửa phòng không Raad, có hình dáng tương tự như hệ thống Kub đã lỗi thời của Liên Xô. Raad có đầu phóng tên lửa đã được điểu chỉnh và Iran có thể đã có được công nghệ đầu phóng mới từ Nga. Điều này có thể giải thích tại sao máy bay không người lái của Mỹ được trang bị hệ thống bảo vệ điện tử tối tân nhưng cũng không thể thoát khỏi tầm tấn công của tên lửa Iran.

Năm 2016, Iran đã mua bốn bộ phận của hệ thống tên lửa phòng không S-300 Favit từ Nga. Mỗi bộ phận bao gồm 12 bệ phóng. Tầm bắn đạt 200 km; hệ thống có thể dễ dàng loại bỏ tất cả các máy bay, kể cả tên lửa tầm trung.

Điều đáng lưu ý là Nga đã sẵn sàng ra mắt một hệ thống phòng không thế hệ mới được gọi là S-500 Prometei (Prometheus), trong khi Mỹ không có bất cứ thiết kế nào vượt trội hơn so với tổ hợp tên lửa S-300 của Nga. Hệ thống THAAD có một mục đích khác - tấn công các tên lửa đạn đạo xuyên không. Hệ thống tên lửa Patriot rõ ràng đã tụt lại phía sau hệ thống S-300.

Iran có thể phóng tổng cộng khoảng 400 tên lửa S-300 với tầm bắn tới 200 km và 1.500 tên lửa – với tầm bắn lên tới 40 km. Nước cộng hòa Hồi giáo này thật sự có tiềm lực quân sự và là đối thủ không “dễ đánh bại” của Mỹ ở vùng Vịnh.

 

Để tránh “gây hấn” với Iran, người Mỹ đã di chuyển tàu sân bay Abraham Lincoln ra khỏi bờ biển Iran ở khoảng cách 300 km ba ngày sau vụ việc. Tàu đổ bộ Wasp thì được lệnh rút trở lại kênh đào Suez.

Theo anninhthudo.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm