Quốc tế

Kế hoạch “hạ bệ” Tổng thống Syria lộ diện: Có sự tham gia của cả Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ?

Moscow đang tỏ ra hoài nghi rằng Tổng thống Syria Al-Assad không những không còn đủ năng lực lãnh đạo đất nước thêm nữa mà còn đang kéo Nga rơi vào kịch bản như Afghanistan.

Phiến quân Syria "phản chủ", đánh vỗ mặt Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ / Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích nặng nề Su-35 của Nga

Hội đồng Quan hệ Quốc tế của Nga (RIAC) hy vọng Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran sẽ sớm đạt được một sự đồng thuận về việc loại bỏ nhà lãnh đạo Bashar Al-Assad và thiết lập một lệnh ngừng bắn để đổi lấy việc thành lập một chính phủ chuyển tiếp bao gồm cả lực lượng đối lập, các thành viên của Chính phủ đương nhiệm và Lực lượng Dân chủ Syria (SDF).

RIAC vẫn được biết tới là tổ chức có quan hệ gần gũi với các nhà hoạch định chính sách trong chính phủ Nga.

Báo cáo của RIAC cho biết, một tổ chức của Nga có tên là Quỹ Bảo vệ các Giá trị Quốc gia, đơn vị có quan hệ với các cơ quan an ninh và Văn phòng Tổng thống Vladimir Putin đã tiến hành một cuộc thăm dò dư luận ​​ở Syria.

Báo cáo của RIAC nói rằng, kể từ khi bắt đầu can thiệp quân sự vào Syria, Moscow luôn muốn tránh bị mang tiếng là người bảo vệ ông Al-Assad và trong tất cả các cuộc đàm phán Nga đều nhấn mạnh chỉ người dân Syria mới có quyền quyết định Tổng thống Al- Assad có tiếp tục duy trì quyền lực nữa hay không.

RIAC giải thích, Nga ngày càng nghiêm túc hơn với việc tiến hành những thay đổi ở Syria, không chỉ bởi vì việc bảo vệ ông Al-Assad đã trở thành một gánh nặng.

Kế hoạch “hạ bệ” Tổng thống Syria lộ diện: Có sự tham gia của cả Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ? - Ảnh 1.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (giữa), Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Iran Hassan Rouhani (phải) chụp ảnh trong cuộc họp báo chung ở Ankara ngày 16/9/2019. Ảnh: Anadolu

Hãng thông tấn TASS của Nga giải thích: “Moscow đang nghi ngờ rằng ông Al-Assad không những không còn đủ năng lực lãnh đạo đất nước thêm nữa mà còn đang kéo Nga rơi vào kịch bản như Afghanistan. Đây là một viễn cảnh mà Nga rất không mong muốn”.

Trong khi đó, Iran, nước đang phải gánh chịu những lệnh trừng phạt nặng nề từ Mỹ lại không quan tâm đến việc duy trì sự ổn định ở khu vực bởi vì họ coi đây là chiến trường đối đầu với Washington.

Theo TASS, ông Al-Assad không thể từ chối các yêu cầu của Nga nên thường đưa ra những phát ngôn mà Moscow muốn nghe nhưng cuối cùng lại thực hiện những gì mà Tehran đề nghị.

Hãng thông tấn TASS nhấn mạnh rằng Moscow đang xây dựng nhiều kịch bản khác nhau, trong đó tính tới cả trường hợp thành lập các lực lượng đại diện ở Syria chấp thuận quy mô ảnh hưởng của mỗi bên.

Như vậy, Syria sẽ bị phân chia thành nhiều vùng ảnh hưởng, có khu vực đặt dưới sự bảo trợ của Tehran và Moscow, khu vực đối lập do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn và vùng phía Đông sông Euphrates do Mỹ và SDF bảo trợ.

 

Kịch bản thứ hai sẽ yêu cầu tất cả các lực lượng nước ngoài rút quân hoàn toàn khỏi Syria và thống nhất đất nước sau khi hoàn tất tiến trình chuyển giao chính trị theo Nghị quyết Số 2254 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

TASS cho rằng đây là lựa chọn ít tốn kém nhất cho tất cả các bên. Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu cũng đã kêu gọi loại bỏ vai trò lãnh đạo của ông Al-Assad như một điều kiện tiên quyết để kết thúc chiến dịch quân sự của họ ở Syria.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm